Bình Thường, Bất Thường Hay Phi Thường

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Bạn thân mến, tất cả chúng ta đều đang sống nhưng sống như thế nào, đó mới là điều quan trọng. Bước vào một bệnh viện, chúng ta thấy hằng trăm người đang sống, nhưng sống với bệnh tật trên giường bệnh, chắc không ai trong chúng ta muốn sống như vậy. Chúng ta ai cũng muốn sống vui, sống mạnh, sống với một đời sống đầy ý nghĩa. Nhưng làm thế nào để sống một cuộc sống có ý nghĩa? Đức Chúa Giê-xu phán: Ta đã đến hầu cho chiên được sống và được sống sung mãn.

Chúa Cứu Thế dùng hình ảnh đàn chiên với người chăn để mô tả mối quan hệ giữa Chúa với chúng ta. Chúa phán: Ta là người chăn hiền lành, người chăn hiền lành vì chiên mình phó sự sống mình. Chăn chiên là một hình ảnh không quen thuộc mấy với người Việt chúng ta nhưng là một hình ảnh rất quen thuộc tại vùng Trung Đông. Nhưng dù không quen thuộc với hình ảnh nầy, con chiên và người chăn cho thấy một tương quan vô cùng đẹp đẽ. Chúng ta là con người nhưng được ví sánh như con chiên mà Chúa là người chăn cho thấy hình ảnh dẫn dắt và chăm sóc của Chúa. Và Chúa hứa rằng: Ta đã đến hầu cho chiên được sống và được sống sung mãn.

Thưa quý vị, để đời sống có ý nghĩa, điều đầu tiên chúng ta phải là chiên của Chúa. Chúa Giê-xu đã đến chịu chết để chuộc tội cho toàn thể nhân loại nhưng chỉ những ai đặt lòng tin nơi Chúa, sự chết của Chúa mới có giá trị. Giả sử có một cửa hàng tặng quà miễn phí cho khác hàng, ai đến đều được quà, nếu chúng ta không đến, dĩ nhiên chúng ta sẽ không được quà. Không được quà không phải vì người ta không cho nhưng vì chúng ta không đến nhận. Sự cứu rỗi của Chúa Giê-xu là món quà vô giá, ai cũng có thể nhận được, nhưng nếu chúng ta khước từ, dĩ nhiên chúng ta sẽ không kinh nghiệm được sự cứu rỗi đó. Chúa Giê-xu phán: Ta đã đến hầu cho chiên được sống và được sống sung mãn. Sự sống sung mãn Chúa hứa chỉ dành cho những ai bằng lòng sống trong sự chăn dắt của Chúa. Chống đối hay khước từ ân sủng của Chúa, chúng ta sẽ không thể nào tận hưởng ân phúc của Ngài.

Read more: Bình Thường, Bất Thường Hay Phi Thường

 

Sau Cái Chết Có Gì?

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Trong câu chuyện Phúc Âm lần trước, chúng ta đã biết sự chết là kẻ thù lớn nhất của con người. Dù không muốn đối diện, cái chết bao giờ cũng đối diện với chúng ta. Cái chết có thể đến với chúng ta bất cứ lúc nào và điều kinh khủng nhất của sự chết là chúng ta không biết bên kia cái chết có gì? Để có thể đối diện với cái chết mà không sợ hãi, chúng ta phải có đức tin vào cuộc sống đời sau hay nói đúng hơn niềm tin vào sự phục sinh hay sống lại. Nếu sự chết là kẻ thù lớn nhất của con người thì sự sống lại chính là hy vọng lớn nhất của con người.

Quý vị có tin vào sự phục sinh không? Quý vị có tin là người chết sẽ sống lại không? Nói đến việc người chết sống lại người ta thường nghi ngờ và đặt câu hỏi, chẳng những ngày nay mà ngày xưa cũng vậy. Thánh Phao-lô đã đối diện với những người đặt câu hỏi người chết sống lại cách nào lấy thể xác đâu mà sống lại? Và ông đã trả lời như sau:

Câu hỏi thật ngây ngô, khi anh em gieo giống, nếu hạt giống không chết đi thì sẽ không bao giờ nẩy mầm sống lại, cây non từ hạt giống mọc lên trông khác hẳn hạt lúc hạt đậu lúc gieo xuống đất. Đức Chúa Trời cho nó hình thể theo ý Ngài, mỗi loại hạt giống sinh ra một loại cây; sự sống lại của người chết cũng thế, chết là thân thể hư nát nhưng sống lại là thân thể không hư nát, chết là thân thể xương thịt nhưng sống lại là thân thể thần linh, vì đã có thân thể xương thịt tất nhiên cũng có thân thể thần linh. Tôi xin tỏ cho anh em huyền nhiệm nầy, chúng ta sẽ không chết hết nhưng tất cả đều sẽ biến hóa trong giây lát, trong chớp mắt, khi có tiếng kèn cuối cùng, vì kèn sẽ thổi. Người chết sẽ sống lại với thân thể không hư nát nữa và chúng ta, những người còn sống sẽ được biến hóa (Thư I Cô-rinh-tô15:35-52)

Read more: Sau Cái Chết Có Gì?

 

Đá Biết Nói

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Ngày Chúa Nhật sắp đến là ngày Lễ Lá, kỷ niệm ngày Chúa Giê-xu vào thành Giê-ru-sa-lem, được dân chúng tiếp đón nồng hậu bằng những chiếc lá kè hái bên đường. mời quý vị đọc câu chuyện Phúc Âm nói về ngày Lễ Lá và ý nghĩa của ngày lễ nầy đối với chúng ta.

Thánh Kinh ghi lại câu chuyện Chúa Giê-xu vào thành Giê-ru-sa-lem trong ngày Lễ Lá như sau:

Chúa Giê-xu đem các môn đệ lên Giê-ru-sa-lem. Ðến làng Bê-pha-giê và Bê-ta-ni trên sườn núi Ô-liu, Chúa bảo hai môn đệ đi trước: "Các con đi thẳng đến làng trước mặt, vừa vào làng sẽ thấy một con lừa con chưa ai cỡi đang cột tại đó. Cứ mở dây dắt nó về đây. Nếu có ai hỏi, các con trả lời: Chúa cần dùng nó." Hai môn đệ vâng lời ra đi, quả nhiên mọi việc xảy ra như lời Chúa dặn bảo. Thấy họ mở dây lừa, người chủ hỏi: "Các ông mở dây làm gì?" Hai môn đệ đáp: "Chúa cần dùng nó." Họ dẫn lừa về cho Chúa Giê-xu, lót áo mình trên lưng nó, nâng Ngài lên cỡi. Dân chúng trải áo dọc theo đường Chúa cỡi lừa đi qua. Lúc đến quãng đường xuống dốc núi Ô-liu gần Giê-ru-sa-lem, đám môn đệ đông đảo vừa đi vừa tung hô ca ngợi Thượng Ðế về những phép lạ Chúa Giê-xu thực hiện: Hoan hô Vua Trời, sứ giả Thượng Ðế! Thiên cung thái hòa! Thượng Ðế quang vinh!" Nhưng mấy thấy Biệt Lập trong đám đông lên tiếng phản đối: "Xin Thầy bảo môn đệ đừng reo hò như thế! Chúa đáp: "Nếu họ im lặng, đá sẽ tung hô!"

Gần đến nơi, vừa trông thấy thành phố, Chúa liền khóc than: "Ngày nay Giê-ru-sa-lem đã biết rằng cơ hội hưởng thái bình đang ở trong tầm tay mà không chịu nắm lấy! Rồi đây quân thù sẽ đến đắp lũy bao vây phong tỏa, san bằng thành quách, tiêu diệt dân lành, không còn để cho hai viên đá chồng lên nhau vì thành phố nầy đã khước từ cơ hội Thượng Ðế dành cho mình (Phúc Âm Lu-ca 19:29-44).

Read more: Đá Biết Nói

 

Con Đường Thập Giá

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Chúng ta đang sống trong Mùa Chay, mùa kỷ niệm những thương đau Chúa Cứu Thế đã gánh chịu vì nhân loại. Năm nay, chúng ta sẽ kỷ niệm Lễ Phục Sinh, mừng ngày Chúa sống lại vào Chúa Nhật đầu tháng Tư. Nhưng trước khi bước đến ngày huy hoàng đó là những thương đau Chúa Giê-xu đã trải qua vì tội của nhân loại. Câu chuyện Phúc Âm hôm nay và trong những tuần sắp tới sẽ dẫn chúng ta trở lại thánh địa, để chúng ta đi theo những bước chân của Chúa Cứu Thế để giúp chúng ta nhìn tường tận hơn sự hy sinh cao cả của Chúa và thêm lòng tin nơi Chúa. Đối với quý vị chưa phải là con dân Chúa, chúng tôi ước ao những bước chân nầy sẽ giúp quý vị thấy rõ hơn về ý nghĩa cái chết của Chúa Giê-xu và sớm đặt lòng tin nơi Chúa để hưởng ơn cứu rỗi của Ngài. Đó là mục đích duy nhất của Chúa Giê-xu khi Ngài giáng trần 2,000 năm trước.

Nhiều tháng trước khi xảy ra việc Chúa Giê-xu bị bắt, bị xét xử cách bất công và cuối cùng bị đóng đinh trên cậy thập tự, Chúa Giê-xu đã nói trước cho các môn đệ của Chúa biết rằng Ngài sẽ đến Giê-ru-sa-lem. Chịu khốn khổ bị giết và ngày thứ ba Ngài sẽ đến Giê-ru-sa-lem, chịu khốn khổ bị giết và đến ngày thứ ba sẽ sống lại. Khi Chúa nói trước cho các môn đệ biết về việc Ngài phải chịu những điều như vậy, một môn đệ biết về việc Ngài phải chịu những điều như vậy, một môn đệ thân tín là sứ đồ Si-môn Phê-rô đã thưa với Chúa rằng: “Thiên Chúa chẳng bao giờ để việc ấy xảy đến cho Chúa đâu.” Sứ đồ Phê-rô nói câu đó vì thương Chúa nhưng ông đã bị Chúa quở nặng. Chúa phán với ông rằng: “Ngươi chỉ suy luận theo quan điểm loài người, chứ không theo ý Thiên Chúa.” Chỉ một vài phút trước đó ông được Chúa khen là người có phước vì ông biết rõ Chúa là Chúa Cứu Thế, con của Thiên Chúa hằng sống. Trong quan điểm của sứ đồ Phê-rô, cũng như người đương thời và ngay cả chúng ta hôm nay nữa thì Chúa Cứu Thế hay vị cứu tinh khi ra tay cứu rỗi hay giải thoát nhân loại thì Ngài phải làm một việc gì khiến cho mọi người đều nể sợ mà qui phục Chúa.

Read more: Con Đường Thập Giá

   

Page 29 of 50