Chúa Rửa Chân Cho Môn Đệ

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Chúng ta đang sống trong mùa chay. Mùa kỷ niệm những đau thương, khổ nạn Chúa Giê-xu đã gánh chịu vì chúng ta. Câu chuyện Phúc Âm hôm nay sẽ nói về một sự việc xảy ra trước ngày Chúa chịu khổ nạn. Chúa Giê-xu thường truyền những lời giáo huấn dưới hình thức những câu chuyện ngắn gọn gọi là ẩn dụ hay ví dụ. Những câu chuyện như người gieo giống, người con hoang đàng hay người Sa-ma-ri nhân lành mà chúng tôi đã trình bày trong những câu chuyện Phúc Âm trước đây. Một trong những lời dạy cuối của Chúa Giê-xu, Chúa cũng dạy bằng một ví dụ nhưng thay vì kể câu chuyện, Chúa Giê-xu đóng vai người trong câu chuyện nầy. Đó là câu chuyện Chúa rửa chân cho các môn đệ. Câu chuyện được ghi lại trong Phúc Âm Giăng chương thứ 13 như sau:

Trước ngày lễ Vượt Qua, Đức Chúa Giê-xu biết giờ mình phải lìa thế gian đặng trở về cùng Đức Chúa Cha đến rồi; Ngài đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng. Đang bữa ăn tối (Ma quỷ đã để mưu phản Ngài vào lòng Giu-đa Ích-ca-ri-ốt con trai Si-môn), Đức Chúa Giê-xu biết rằng Cha đã giao phó mọi sự trong tay mình, và mình sẽ về với Đức Chúa Trời. Nên đứng dậy khỏi bàn. Cởi áo ra, lấy khăn vấn ngang lưng mình. Kế đó, Ngài đổ nước vào chậu, và rửa chân cho môn đồ, lại lấy khăn đã vấn mà lau chân cho. Sau khi đã rửa chân cho môn đồ, Ngài mặc áo lại, đoạn ngồi vào bàn mà phán rằng: Các ngươi có hiểu điều ta đã làm cho các ngươi chăng? Các ngươi gọi Ta bằng thầy bằng Chúa; Các ngươi nói phải, vì ta thật vậy. Vậy nếu ta là Chúa là Thầy, mà đã rửa chân cho các ngươi , thì các ngươi cũng nên rửa chân lẫn cho nhau, vì Ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi. Ví bằng các ngươi biết những sự nầy, thì có phước, miễn là các ngươi làm theo (Phúc Âm Giăng chương 13:1-5; 12-15; 17)

Read more: Chúa Rửa Chân Cho Môn Đệ

 

Mẹ Chồng và Nàng Dâu - Bài 8

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Anh Tiến năm nay đã hơn bốn mươi tuổi. Anh lập gia đình đã lâu nhưng mẹ anh lúc nào cũng muốn cầm quyền trên anh. Mẹ anh thương con nhưng bà rất khó với con và hay la mắng con. Bất cứ làm việc gì và dù cố gắng bao nhiêu, anh Tiến cũng không thể làm cho mẹ vui lòng. Lớn lên trong sự nghiêm khắc của mẹ, anh cũng trở thành khó khăn với chính mình. Bây giờ, dù làm được việc tốt, hay thành công, anh cũng không bằng lòng với chính mình. Riêng đối với mẹ, mỗi khi bà cụ buồn hay đau ốm, anh cảm thấy trách nhiệm đó đè nặng trên anh, mà bà cụ lại hay than với anh. Bà sống với hai người con gái tại một tiểu bang khá xa. Mỗi lần đến tết bà gọi điện thoại cho biết bà sẽ đến thăm và ở lại ăn tết với gia đình anh. Bà thường chọn ngày rồi báo cho biết bà sẽ đến ngày nào, lúc mấy giờ để anh ra phi trường đón. Điều đặc biệt là bà thích đến vào giữa tuần, trong giờ làm việc, và dù biết con phải đi làm, bà nói thẳng rằng bà chỉ muốn anh đón chứ không muốn vợ anh đón bà.

Khi mẹ gọi báo tin sẽ đến chơi, nếu anh Tiến ngạc nhiên hay trả lời ngập ngừng, bà cụ nói ngay: "Con không muốn mẹ tới thì thôi, năm nay mẹ ở nhà ăn Tết một mình cũng được." Hoặc nói: "Con không thể bỏ vài giờ đồng hồ để đi đón bà mẹ già bệnh hoạn của con sao?" "Con cái gì mà quý hóa quá, bây giờ mẹ mới biết con có thương mẹ hay không." Khi đến thăm vợ chồng con, bà thường dặn: "Con biết là mẹ nhiều bệnh lắm, nhớ nhắc con vợ của con nấu cho mẹ thì đừng có cho muối hay bột ngọt, mẹ không ăn được những thứ đó. Tụi bay cũng nên tập ăn uống cẩn thận đi là vừa, cái gì cũng ăn rồi là khổ thân đó." Nghỉ đến những lời trên, dù mẹ chưa đến mà anh Tiến đã cảm thấy ngao ngán. Anh thương mẹ và sẵn sàng làm tất cả cho mẹ vui, nhưng hầu như mẹ anh không muốn vui. Lúc nào bà cũng buồn than và bao giờ bà cũng nhìn thấy khuyết điểm của anh. Tiến không dám nói hay làm gì trái ý mẹ, anh cố gắng chiều mẹ trong mọi việc; nhưng dù anh cố gắng bao nhiêu, bà vẫn không vui, còn anh thì chỉ thấy nặng nề buồn chán thêm.

Read more: Mẹ Chồng và Nàng Dâu - Bài 8

 

Mẹ Chồng và Nàng Dâu - Bài 7

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Có bao giờ quý vị đặt câu hỏi: "Tại sao mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu thường căng thẳng, khó chịu chứ không nhẹ nhàng thương yêu như giữa mẹ và con gái?" Đáng lẽ hai người đàn bà này, vì cùng yêu thương lo tưởng đến một người thì sẽ thân nhau, thương nhau và giúp nhau mang hạnh phúc đến cho người mình thương. Hoặc lẽ ra các bà mẹ chồng, vì đã trải qua kinh nghiệm làm dâu sẽ thông cảm với con dâu và sẽ giúp thế nào để con có một kinh nghiệm dễ chịu hơn, tốt đẹp hơn. Đời sống sẽ nhẹ nhàng biết bao nếu mọi người đối xử với nhau bằng tình thương và lòng thông cảm như thế.

Sở dĩ mối quan hệ giữa bà mẹ chồng và người con dâu thường không tốt đẹp là vì có những tâm lý và yếu tố phức tạp trong đời sống của mỗi người. Nếu bà mẹ có một hôn nhân không hạnh phúc, không được chồng yêu thương, nhưng bị xem thường, hất hủi, hoặc bị chồng phụ bạc để đi theo người khác. Khi con trai có vợ và nếu con thương yêu và đối xử tốt với vợ, sẽ có hai trường hợp xảy ra: Nếu bà mẹ không thương con một cách ích kỷ, bà sẽ vui vì thấy con trai của mình không đối xử tệ bạc với vợ giống như cha. Bà cũng mừng cho con dâu vì đã lấy con trai của bà là một người tốt nên sẽ không phải khổ như bà. Trái lại, nếu bà mẹ này thương con cách ích kỷ, muốn nắm giữ con cho riêng mình hoặc có tính hay thương hại chính mình thì sẽ ganh với con dâu và không bằng lòng khi thấy con trai của bà cưng vợ, chiều vợ. Và vì không vui, bà sẽ nói hoặc làm thế nào để người con dâu không được hưởng cái hạnh phúc mà bà đã không có.

Có người vì ngày trước làm dâu quá khổ, gặp người mẹ chồng quá khó, đến khi làm mẹ chồng thì nghĩ rằng làm mẹ chồng là phải khó như thế, vì vậy họ khó với con dâu. Nhiều người khó với con dâu vì đó là cách cư xử duy nhất mà họ học biết, qua kinh nghiệm và qua người chung quanh. Nhưng cũng có những bà mẹ chồng khó với con dâu để chứng tỏ mình là người có quyền trong gia đình, hoặc để bù lại những đau khổ mình phải chịu ngày trước, hoặc là để dạy con dâu, để con dâu phải nể sợ. Cứ như thế, thế hệ đi trước tiếp tục gieo đau khổ cho thế hệ kế tiếp. Tuy ngày nay hầu hết các đôi vợ chồng trẻ đều ở riêng chứ không sống chung với cha mẹ chồng nên những thảm cảnh mẹ chồng nàng dâu không quá đáng như ngày xưa, nhưng chúng ta phải công nhận là sự căng thẳng giữa mẹ chồng và nàng dâu vẫn là một nan đề lớn trong nhiều gia đình.

Read more: Mẹ Chồng và Nàng Dâu - Bài 7

 

Đổi Giờ

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Mỗi năm vào tháng Ba, chúng ta lại vặn đồng hồ lên một giờ với mục đích là tiết kiệm khoảng thời gian có ánh sáng mặt trời (Daylight Saving Time). Đây là điều mà các nước trong vùng ôn đới thường làm hằng hăm để có thêm giờ vào buổi chiều cho các sinh hoạt ngoài trời vào mùa Xuân và mùa Hè. Đề nghị vặn đồng hồ lên một giờ vào mùa Xuân và mùa Hè là ý kiến của một nhà khảo cứu côn trùng và thiên văn người Tân-tây-lan, ông George Vernon Hudson vào năm 1895 nhưng đến năm 1916 việc đổi giờ nầy mới được áp dụng lần đầu tiên tại hai nước ở Âu châu. Hiện nay một số nước trên thế giới vẫn áp dụng chương trình đổi giờ hàng năm. Một số nước khác thì ngày nay không áp dụng nữa. Một số nước thì từ trước đến nay không bao giờ áp dụng việc đổi giờ nầy. Tại Hoa-kỳ, hai tiểu bang không áp dụng việc đổi giờ hàng năm là Arizona và Hawaii. Phần lãnh thổ tự trị của người Navajo ở Arizona thì lại theo việc đổi giờ hàng năm.

Nói chung, sở dĩ có việc đổi giờ là vì người ta muốn có thêm thì giờ vào buổi tối vì thì giờ có ánh sáng mặt trời vào mùa Xuân và mùa Hạ nhiều hơn mùa Thu và mùa Đông. Câu tục ngữ: “Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng Mười chưa cười đã tối” nói lên cùng một ý nghĩa. Một ngày bao giờ cũng có 24 giờ, mùa Đông cũng như mùa Hè, nhưng thời gian có ánh sáng mặt trời mỗi mùa dài ngắn khác nhau. Chính vì vậy mà việc đổi giờ mới có ý nghĩa. Người ta có thể đổi giờ để thấy như ngày dài hơn, nhưng ngày vẫn vậy, không có gì thay đổi. Nếu thay đổi được thì giờ hay thời gian, có lẽ con người đã không chỉ đổi một giờ đồng hồ nhưng sẽ đổi để cho đời sống kéo dài lâu hơn, nhưng Chúa Cứu Thế Giê-xu dạy:

Read more: Đổi Giờ

   

Page 44 of 50