Dạy Con - Bài 5

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Thánh Kinh cho chúng ta những nguyên tắc dạy con thực tế, đem lại hiệu quả, thích hợp với mọi văn hóa, mọi thời đại. Lời Chúa dạy: "Hỡi các bậc làm cha, chớ chọc cho con cái mình giận dữ, hãy dùng sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa mà nuôi nấng chúng nó" (Ê-phê-sô 6:4). Theo lời dạy này, các bậc cha mẹ phải noi theo gương của Chúa trong cách hướng dẫn và dạy dỗ con cái, nhưng Chúa sửa phạt khuyên bảo con dân Chúa như thế nào? Kinh Thánh ghi như sau: "Hỡi con, chớ dễ ngươi sự sửa phạt của Chúa, và khi Chúa trách chớ ngã lòng; vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu, hễ ai mà Ngài nhận làm con thì cho roi cho vọt.' Ví bằng anh em chịu sửa phạt, ấy là Ðức Chúa Trời đãi anh em như con, vì có người nào là con mà cha không sửa phạt?" (Hê-bơ-rơ 12:5-7). Vì yêu thương chúng ta nên khi chúng ta bất tuân lời Chúa, làm điều sai quấy, đem lại nguy hiểm cho chính mình, Chúa phải sửa phạt để đem chúng ta ra khỏi chỗ nguy hiểm, lầm lạc đó. Chúa sửa phạt vì Ngài yêu chúng ta như con. Vì thế, nguyên tắc căn bản của Kinh Thánh trong việc dạy con là: cha mẹ sửa dạy con vì yêu thương con. Nếu thật sự thương con, chúng ta phải sửa phạt khi con lầm lỗi để hướng dẫn con nên người, chúng ta áp dụng kỷ luật chừng mực và áp dụng kỷ luật vì thương yêu chớ không phải tức giận hay ghét con.

Mục sư Charles Swindoll cho biết, để việc áp dụng kỷ luật với con cái đạt được kết quả, chúng ta cần áp dụng bốn nguyên tắc sau đây: (1) Áp dụng kỷ luật khi con còn nhỏ. (2) Kỷ luật con cách quân bình, dùng cả lời nói lẫn roi vọt. (3) Áp dụng kỷ luật cách nhất quán, không thay đổi bất chợt, bất thường. Và (4) Áp dụng kỷ luật cách hợp lý và vừa phải. Trong bài trước đây chúng tôi đã trình bày hai nguyên tắc đầu tiên, hôm nay chúng tôi xin trình bày hai nguyên tắc còn lại.

Read more: Dạy Con - Bài 5

 

Dạy Con - Bài 4

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Trong Câu Chuyện Gia Ðình hôm nay, chúng tôi xin trình bày tiếp về việc áp dụng kỷ luật trong việc dạy con. Như chúng ta đã biết, cha mẹ cần quân bình giữa tình thương và kỷ luật trong việc dạy con. Nếu chỉ yêu thương chiều chuộng mà không đặt luật lệ cho con vâng theo, con sẽ hư hỏng. Ngược lại, nếu chỉ áp dụng luật lệ nghiêm khắc mà không biểu lộ tình thương, con sẽ mặc cảm và thiếu tự tin. Khi áp dụng kỷ luật, có ba điều chúng ta cần nhớ, đó là:

(1) Áp dụng kỷ luật chừng mực và hợp lý để không trở thành hành hạ, ngược đãi con

(2) Áp dụng kỷ luật để uốn nắn con chớ không phải để bẻ gãy ý chí và tinh thần của con

(3) Chúng ta cần phân biệt giữa những vụng về khờ dại và tính ương ngạnh, phản loạn của con

Trong bài trước chúng tôi đã nói hai nguyên tắc đầu nên hôm nay xin trình bày nguyên tắc thứ ba.

Read more: Dạy Con - Bài 4

 

Ưu Tiên Trong Đời Sống

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Bạn đã có một mục đích cho cuộc đời của mình chưa? Thật ra ai trong chúng ta cũng đeo đuổi cho một mục đích nào đó trong đời. Có người đeo đuổi theo tiền bạc danh vọng, người thì chỉ muốn an phận. Có người là chỉ muốn sống theo bất cứ điều gì thôi thúc trong lòng hoặc đến đâu hay đó. Nói khác đi, dù không nói ra, mỗi chúng ta ai cũng có một triết lý sống, đó là niềm tin, lý tưởng của đời sống và sống theo niềm tin sống cho lý tưởng đó. Chương Trình Phát Thanh Tin Lành đến với quý vị hằng tuần nhằm trình bày một lý tưởng, một triết lý sống mà chúng tôi đã nhìn thấy đúng cho mình và chúng tôi chỉ muốn chia sẻ niềm tin và triết lý sống đó. Niềm tin đó được đặt trên Thánh Kinh là thông điệp của Thiên Chúa cho nhân loại. Đọc Thánh Kinh và làm theo lời dạy của Chúa trong Thánh Kinh, chúng ta sẽ kinh nghiệm được những ân phúc Thiên Chúa dành cho chúng ta, theo lời của Chúa hứa trong Thánh Kinh.

Hôm nay chúng tôi muốn trình bày với quý vị một trong những thông điệp và lời hứa của Ngài. Nếu chúng ta sẵn sàng làm theo chúng ta sẽ kinh nghiệm những điều mà Thiên Chúa phán dạy. Chúa Cứu Thế dạy:

Trước hết hãy tìm kiếm Nước của Thiên Chúa và đức công chính của Ngài rồi Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều đó nữa (Phúc Âm Ma-thi-ơ 6:33)

Read more: Ưu Tiên Trong Đời Sống

 

Thương Xót & Trong Sạch

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Ngày xưa đi học, chúng ta được dạy: “Thấy người hoạn nạn thì thương...” Thật ra thì không được dạy, tự nhiên trong chúng ta ai cũng có tình thương. Thấy người sống trong những hoàn cảnh đáng thương như nghèo đói, bệnh tật mà không động lòng trắc ẩn thì thật là thiếu tình người. Vì vậy khi đọc lời dạy sau đây của Chúa Giê-xu, một số người cho rằng đây là một lời dạy không cần thiết cho lắm, vì ai ở đời cũng đã biết điều nầy. Chúa dạy:

Phước cho những kẻ hay thương xót vì sẽ được thương xót (Phúc Âm Ma-thi-ơ 5:7)

Mới đọc câu nầy, chúng ta thấy hình như có một sự đổi chác: có lòng thương thì mới được thương lại. Thật ra đây là lời dạy đi chung với những lời dạy khác chúng ta đã tìm hiểu trong những bài trước. Chúa Giê-xu đang nói về những bước theo Chúa. Người theo Chúa là người trước hết ý thức được tính cách băng hoại tâm linh của mình. Kế đó, người ấy ăn năn, than khóc về tội lỗi. Bước thứ ba, người ấy mềm lòng, khiêm tốn trước mặt Thiên Chúa, rồi người ấy mong ước đức công chính của Thiên Chúa được thực hiện. Bước thứ năm, trong mối quan hệ với người, người ấy thấy thân phận của mình cũng chẳng hơn gì thân phận của người khác, do đó người ấy động lòng trắc ẩn với những người đồng cảnh ngộ.

Chúa Giê-xu đã kể câu chuyện sau đây cho chúng ta thấy rõ vấn đề nầy hơn. Chúa nói về hai người mắc nợ. Một người mắc một món nợ kết sù, bán hết gia tài điền sản cũng không đủ để trả nợ. Người nầy không có tiền để trả nên đã van nài với chủ nợ và chủ đã tha hết mọi món nợ. Người nầy có một người bạn mắc nợ mình vài trăm bạc, nhưng người ấy đã nhất quyết bắt bạn phải trả cho xong món nợ dù người bạn đã hết lòng van nài xin bạn khuất cho mình. Người chủ nợ nghe tin, đã bắt người bạn thiếu tình thương kia, cho giam vào ngục đến khi người ấy trả xong nợ mới thôi.

Đây là câu chuyện cho thấy ý nghĩa của câu: “Phước cho những kẻ hay thương xót vì sẽ được thương xót!” Người ý thức cảnh ngộ tuyệt vọng của mình, mang trên người món nợ không bao giờ trả nổi sẽ biết thương người cùng mang nợ như mình. Thiếu ý thức về số phận hẩm hiu của mình, chúng ta sẽ khó động lòng trắc ẩn trước những khổ đau của người khác. Người đã hưởng được ơn thương xót, sẽ thật sự biết thương xót người khác. Đó là ý nghĩa lời dạy của Chúa Giê-xu.

Read more: Thương Xót & Trong Sạch

   

Page 5 of 50