Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 15

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Nguyên tắc chính về đối thoại mà Thánh Kinh dạy chúng ta là: "Người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận." Qua những bài chia xẻ trong các tuần gần đây, chúng tôi đã trình bày ý nghĩa của chữ mau nghe. Hôm nay chúng tôi sẽ nói về hai chữ "chậm nói" và "chậm giận."

Chữ "chậm nói" trong câu Kinh Thánh trên có nghĩa là từ từ hẵng nói, nghe đến nơi đến chốn rồi hãy nói, không vội vàng khi sử dụng lời nói. Trong đối thoại giữa vợ chồng cũng như giữa bất cứ người nào, nếu chúng ta không mau nghe là đã đưa đến nhiều tai hại, nhưng nếu chúng ta không chậm nói còn đưa đến nhiều tai hại hơn nữa. Cách ngôn tây phương cũng có câu: "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói," hàm ý chúng ta nên suy nghĩ thật kỹ, thật cẩn thận rồi hãy nói.

Nguyên tắc "chậm nói" trong Thánh Kinh nhắc rằng khi người khác nói, chúng ta không nên trả lời vội, cũng đừng bày tỏ phản ứng ngay. Trái lại, chúng ta cần chăm chú nghe cho đến khi người nói đã nói hết, và chúng ta đã nghe đầy đủ, lúc đó chúng ta hãy trả lời. Không những thế, chữ "chậm nói" còn hàm ý rằng chúng ta cũng phải cẩn thận trong cách nói. Cách nói có khi quan trọng hơn câu nói nên chúng ta cần nói cách hiền hòa, từ tốn; nói rõ ràng, đầy đủ để người nghe không bực bội, phiền giận, cũng không phải đoán hay suy nghĩ nhiều mới hiểu được ý chúng ta. Người chậm nói thường ít bị lầm lỗi trong cách giao tiếp với người chung quanh. Có lẽ quý vị cũng như chúng tôi, đã từng có những lúc phải ân hận vì lỡ nói những lời thiếu suy nghĩ nên bị hỏng chuyện hoặc mang họa vào thân.

Vốn tính ích kỷ và nhiều tự ái, mau nghe chậm nói không phải là bản tính tự nhiên của con người. Vì thế muốn phát huy hai đặc tính này, chúng ta phải cố gắng luyện tập và phải nhờ sức và ơn của Chúa mới có thể đạt được.

Read more: Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 15

 

Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 14

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Như chúng ta đã biết, một trong những nguyên tắc căn bản của Thánh Kinh về đối thoại là: Mau nghe mà chậm nói, chậm giận. Dù biết đây là nguyên tắc rất hay, nhưng chúng ta thấy thật khó áp dụng. Không những thế, chúng ta còn hay làm ngược lại, tức là chúng ta vẫn chậm nghe, mau nói và mau giận. Trong những tuần qua, chúng tôi có trình bày về những lý do khiến chúng ta không thể chú ý lắng nghe khi người khác, nhất là người phối ngẫu, có điều muốn nói. Hôm nay chúng tôi xin gởi đến quý vị một vài đề nghị để giúp chúng ta có thể lắng nghe cách dễ dàng hơn.

Trong một quyển sách nói về vấn đề đối thoại trong hôn nhân, ông Norman Wright, một nhà khải đạo Tin Lành cho biết, để có thể mau nghe như lời Thánh Kinh dạy, tức là thật sự chú ý lắng nghe khi vợ hay chồng có điều muốn nói, chúng ta cần làm những điều sau:

1. Xét lại xem mình nghĩ gì về người phối ngẫu và cảm nghĩ đó có đúng hay không

Như chúng ta đã biết, những thành kiến, định kiến hay những điều chúng ta in trí về người bạn đời ảnh hưởng rất nhiều đến cách ta đối thoại với người đó. Vì những kinh nghiệm, những đụng chạm trong quá khứ, chúng ta thường có một suy nghĩ hay cảm nghĩ nào đó về người vợ hay người chồng của mình. Có người nghĩ rằng chồng mình hay nói thêm nói bớt. Người thì in trí rằng vợ mình hay che giấu, không nói thật. Người khác thì cho vợ hay chồng mình cố chấp không bao giờ chịu nghe ai cả. Tất cả những định kiến đó ảnh hưởng nhiều trên cách chúng ta nghe khi người đó nói.

Read more: Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 14

 

Ngày Hiền Mẫu

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Ngày Chúa Nhật thứ nhì của tháng Năm là Ngày Hiền Mẫu, Mother's Day. Đây là ngày được dành ra để ghi ơn các bà mẹ. Ngày Hiền Mẫu nhắc chúng ta những vấn đề tri ân, hiếu thảo và tình thương, chẳng những cho các bậc hiền mẫu nhưng cũng cho mọi người trong gia đình.

Ngày Hiền Mẫu đã được đặt ra để nhắc nhở những người trong gia đình, đặc biệt là những người con, những người chồng, những người cha hãy bày tỏ lòng biết ơn với mẹ, với vợ của mình cách cụ thể. Người vợ, người mẹ làm nhiều việc nhưng âm thầm và thường bị lãng quên. Ngày Hiền Mẫu đã được đặt ra để nhắc nhở mọi người ghi nhận những công ơn đó. Dĩ nhiên các giới doanh thương đã tận dụng dịp nầy để bán các món hàng của mình, nhưng chúng ta đừng quên đi ý nghĩa đích thực của Ngày Hiền Mẫu. Có người đã nói cách ví von rằng, "Thiên Chúa không có mặt khắp nơi nên Ngài đã tạo dựng người mẹ!" Dĩ nhiên Thiên Chúa có mặt khắp nơi và câu nói nầy cho thấy tình thương của người mẹ đã được so sánh với tình thương của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã thể hiện tình thương của Ngài qua người mẹ hiền mà mỗi chúng ta, ngoại trừ những người không may có mẹ mất sớm, đều kinh nghiệm được tình thương bao la đó. Lòng mẹ thật là "bao la như biển Thái Bình dạt dào" như chúng ta vẫn thường hát.

Kinh Thánh đã so sánh tình thương của Thiên Chúa với tình thương của người mẹ hiền như sau:

Dễ thường có người đàn bà nào lại quên đứa con mình cho bú, không thương đến con trai ruột của mình sao? Dù cho có người đàn bà quên con mình, ta cũng chẳng quên ngươi (Ê-sai 49:15)

Xã hội chúng ta ngày nay có những người đàn bà đành tâm giết hại đứa con mình mang trong bụng, giết đi, không thương xót, nhưng Thiên Chúa không đối xử với chúng ta như vậy, Thiên Chúa không bao giờ quên chúng ta. Chúa phán, Ta đã chạm ngươi trong lòng bàn tay Ta. Con người chúng ta đã được Thiên Chúa chạm trong tay, được đặt trong chỗ bảo đảm an toàn, được kể là cao quý trước mắt Chúa.

Read more: Ngày Hiền Mẫu

 

Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 13

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Có hai vợ chồng kia sống với nhau đã hơn 30 năm, có ba người con đã lớn. Điều lạ nơi đôi vợ chồng này là suốt mấy năm nay họ không trò chuyện với nhau. Ngày xưa, hai người gặp nhau ở đại học. Sau đó họ yêu nhau và lấy nhau. Hôn nhân của hai người bắt nguồn từ tình yêu chứ không phải do cha mẹ gán ép. Tình yêu của họ là tình yêu trong khung trời đại học, đẹp như những bài hát, bài thơ mà chúng ta vẫn thường nghe. Nhưng tiếc thay, tình yêu đó bây giờ đã chết.

Sau một thời gian sống bên nhau, vì công việc, vì bận lo cho con cái, hai vợ chồng không có thì giờ trò chuyện với nhau. Sau đó hoàn cảnh sống thay đổi, tính tình mỗi người thay đổi, hai vợ chồng không còn chia xẻ với nhau những chuyện vui buồn, tâm tình hay ước mơ. Không những thế, những chuyện phiền giận nhỏ nhặt giữa hai người ngày càng thêm nhiều. Và vì không được giải quyết, những buồn phiền đó cứ ghi mãi trong lòng và chồng chất lại, mỗi ngày một ít. Đã vậy, họ không xin lỗi nhau mà cũng không tha thứ cho nhau. Kết quả là giữa hai vợ chồng có một bức tường, tuy vô hình nhưng rất dày rất cao, khiến sự ngăn cách giữa hai người ngày càng lớn.

Là vợ chồng, sống chung dưới một mái nhà, ăn chung bàn, ngủ chung giường nhưng đối thoại giữa hai người đã hoàn toàn chết. Mỗi ngày họ chỉ trao đổi với nhau những câu nói cần thiết. Họ chỉ hỏi và trả lời nhau những điều liên quan đến công việc hay sinh hoạt của gia đình, những chuyện liên quan đến tiền bạc và con cái. Ngoài ra, hai vợ chồng không chia xẻ với nhau điều gì khác. Họ không dám đụng đến những suy nghĩ, ưu tư, cảm xúc, lo lắng hay tình cảm của nhau. Chúng ta hãy thử tưởng tượng sống trong khung cảnh như thế, không khí gia đình tẻ nhạt, lạnh lùng và căng thẳng đến chừng nào.

Read more: Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 13

   

Page 11 of 50