Ngày Hiền Mẫu

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Ngày Chúa Nhật thứ nhì của tháng Năm là Ngày Hiền Mẫu, Mother's Day. Đây là ngày được dành ra để ghi ơn các bà mẹ. Ngày Hiền Mẫu nhắc chúng ta những vấn đề tri ân, hiếu thảo và tình thương, chẳng những cho các bậc hiền mẫu nhưng cũng cho mọi người trong gia đình.

Ngày Hiền Mẫu đã được đặt ra để nhắc nhở những người trong gia đình, đặc biệt là những người con, những người chồng, những người cha hãy bày tỏ lòng biết ơn với mẹ, với vợ của mình cách cụ thể. Người vợ, người mẹ làm nhiều việc nhưng âm thầm và thường bị lãng quên. Ngày Hiền Mẫu đã được đặt ra để nhắc nhở mọi người ghi nhận những công ơn đó. Dĩ nhiên các giới doanh thương đã tận dụng dịp nầy để bán các món hàng của mình, nhưng chúng ta đừng quên đi ý nghĩa đích thực của Ngày Hiền Mẫu. Có người đã nói cách ví von rằng, "Thiên Chúa không có mặt khắp nơi nên Ngài đã tạo dựng người mẹ!" Dĩ nhiên Thiên Chúa có mặt khắp nơi và câu nói nầy cho thấy tình thương của người mẹ đã được so sánh với tình thương của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã thể hiện tình thương của Ngài qua người mẹ hiền mà mỗi chúng ta, ngoại trừ những người không may có mẹ mất sớm, đều kinh nghiệm được tình thương bao la đó. Lòng mẹ thật là "bao la như biển Thái Bình dạt dào" như chúng ta vẫn thường hát.

Kinh Thánh đã so sánh tình thương của Thiên Chúa với tình thương của người mẹ hiền như sau:

Dễ thường có người đàn bà nào lại quên đứa con mình cho bú, không thương đến con trai ruột của mình sao? Dù cho có người đàn bà quên con mình, ta cũng chẳng quên ngươi (Ê-sai 49:15)

Xã hội chúng ta ngày nay có những người đàn bà đành tâm giết hại đứa con mình mang trong bụng, giết đi, không thương xót, nhưng Thiên Chúa không đối xử với chúng ta như vậy, Thiên Chúa không bao giờ quên chúng ta. Chúa phán, Ta đã chạm ngươi trong lòng bàn tay Ta. Con người chúng ta đã được Thiên Chúa chạm trong tay, được đặt trong chỗ bảo đảm an toàn, được kể là cao quý trước mắt Chúa.

Read more: Ngày Hiền Mẫu

 

Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 13

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Có hai vợ chồng kia sống với nhau đã hơn 30 năm, có ba người con đã lớn. Điều lạ nơi đôi vợ chồng này là suốt mấy năm nay họ không trò chuyện với nhau. Ngày xưa, hai người gặp nhau ở đại học. Sau đó họ yêu nhau và lấy nhau. Hôn nhân của hai người bắt nguồn từ tình yêu chứ không phải do cha mẹ gán ép. Tình yêu của họ là tình yêu trong khung trời đại học, đẹp như những bài hát, bài thơ mà chúng ta vẫn thường nghe. Nhưng tiếc thay, tình yêu đó bây giờ đã chết.

Sau một thời gian sống bên nhau, vì công việc, vì bận lo cho con cái, hai vợ chồng không có thì giờ trò chuyện với nhau. Sau đó hoàn cảnh sống thay đổi, tính tình mỗi người thay đổi, hai vợ chồng không còn chia xẻ với nhau những chuyện vui buồn, tâm tình hay ước mơ. Không những thế, những chuyện phiền giận nhỏ nhặt giữa hai người ngày càng thêm nhiều. Và vì không được giải quyết, những buồn phiền đó cứ ghi mãi trong lòng và chồng chất lại, mỗi ngày một ít. Đã vậy, họ không xin lỗi nhau mà cũng không tha thứ cho nhau. Kết quả là giữa hai vợ chồng có một bức tường, tuy vô hình nhưng rất dày rất cao, khiến sự ngăn cách giữa hai người ngày càng lớn.

Là vợ chồng, sống chung dưới một mái nhà, ăn chung bàn, ngủ chung giường nhưng đối thoại giữa hai người đã hoàn toàn chết. Mỗi ngày họ chỉ trao đổi với nhau những câu nói cần thiết. Họ chỉ hỏi và trả lời nhau những điều liên quan đến công việc hay sinh hoạt của gia đình, những chuyện liên quan đến tiền bạc và con cái. Ngoài ra, hai vợ chồng không chia xẻ với nhau điều gì khác. Họ không dám đụng đến những suy nghĩ, ưu tư, cảm xúc, lo lắng hay tình cảm của nhau. Chúng ta hãy thử tưởng tượng sống trong khung cảnh như thế, không khí gia đình tẻ nhạt, lạnh lùng và căng thẳng đến chừng nào.

Read more: Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 13

 

Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 12

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Cách đây không lâu, có hai vợ chồng kia về thăm gia đình ở Việt Nam. Khi hai vợ chồng trở lại Hoa Kỳ, một số bạn bè ngày trước ở cùng quê muốn đến thăm để hỏi tin tức gia đình và bà con ở quê nhà. Nghe vậy, hai vợ chồng bèn nấu một bữa cơm và mời bạn đến để có nhiều thì giờ trò chuyện với nhau. Sau bữa ăn, mọi người ngồi lại trong phòng khách để xem hình ảnh quê hương và nghe hai vợ chồng người bạn kể chuyến chuyến đi của mình.

Bà vợ hăng hái bắt đầu nói. Nhưng bà kể không theo thứ tự đầu đuôi rõ ràng và đi vào nhiều chi tiết tỉ mỉ không cần thiết. Thấy vậy ông chồng ngắt ngang và nói: "Bà nói không có thứ tự lớp lang gì hết, để tôi kể cho." Thế rồi ông chồng tuần tự kể cho bạn nghe hai ông bà đi thăm những đâu, gặp những người nào, thành phố bây giờ ra sao.

Trong khi ông chồng nói, bà vợ ngồi nghe nhưng có vẻ sốt ruột lắm. Cứ vài phút bà lại chen vào sửa lại lời chồng cho chính xác hơn. Chẳng hạn ông nói: "Chúng tôi đi taxi từ phi trường về đến nhà mất chừng nửa tiếng đồng hồ", bà vợ ngắt lời và nói: chỉ có 25 phút thôi! Ông chồng thấy chi tiết đó không quan trọng nhưng cũng sửa lại theo lời vợ: "Vâng, dù đường sá kẹt xe lắm nhưng về đến nhà cũng mau. Một lát sau, khi ông nói: Ba ngày sau, tức là thứ Sáu chúng tôi đi ra Đà Nẵng. Bà vợ lại chen vào: "Ông lộn rồi, thứ Bảy mình mới đi! Tại vì mấy người bà con năn nỉ ở lại thêm một ngày nữa." Ông chồng có vẻ bực nhưng cứ lờ đi và kể tiếp.

Read more: Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 12

 

Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 10

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Qua loạt bài "Đối Thoại Trong Hôn Nhân" trong các tuần qua chúng tôi đã chia xẻ với quý vị 9 nguyên tắc Thánh Kinh dạy về cách sử dụng lời nói. Những nguyên tắc đó là:

1. Lời nói có sức mạnh lớn, có thể giúp ích hoặc gây tổn hại.
2. Lòng và trí là nơi phát xuất lời nói nên chúng ta cần hướng lòng và tâm trí đến những điều cao đẹp và trong sạch.
3. Trong tiến trình đối thoại, nghe quan trọng hơn nói.
4. Lời nói thiếu suy nghĩ gây nhiều tai hại, lời nói đúng chỗ, đúng lúc có giá trị lớn.
5. Lời nói trong lúc nóng giận thường thiếu khôn ngoan và đưa đến những hậu quả tai hại.
6. Lời đáp êm nhẹ làm nguôi cơn giận còn lời xẳng xớm trêu thịnh nộ thêm.
7. Nói nhiều sẽ vấp váp nhiều và lầm lỗi nhiều.
8. Chúng ta cần nói thật với nhau nhưng nói với lòng yêu thương.
9. Khi cần nói, hãy nói đàng hoàng, rõ ràng, đừng cằn nhằn than van.
10. Hãy mau nghe, chậm nói, chậm giận.

Hôm nay chúng tôi xin trình bày nguyên tắc thứ 10 mà Chúa đã để lại cho chúng ta trong Kinh Thánh. Đây là nguyên tắc chính, bao trùm tất cả 9 nguyên tắc chúng tôi vừa kể. Nguyên tắc này được ghi trong lá thư của sứ đồ Gia-cơ, thuộc phần Thánh Kinh Tân Ước. Thánh Gia-cơ khuyên: "Hỡi anh em yêu dấu, anh em biết điều đó: người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận" (Gia-cơ 1:19).

Read more: Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 10

   

Page 12 of 50