Hy Vọng Phục Sinh

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Ai trong chúng ta cũng đều có những giờ phút đau thương khi có một người thân từ giã cõi đời. Chắc Bạn đã có lần đến thăm một gia đình tang chế hay có thể chính Bạn là người ở trong gia đình tang chế đó. Đó là những lúc thật buồn. Có khi chúng ta muốn nói một vài lời an ủi nhưng không nói được hay không biết phải nói gì. Cổ chúng ta nghẹn lại và niềm đau xót của chúng ta có lẽ là cách tốt nhất giúp cho gia đình tang chế thấy rằng ta thật sự thông cảm.

Ngày xưa, khi sống trên trần gian nầy, Chúa Giê-xu cũng đã một lần đến thăm một gia đình tang chế. Gia đình nầy chỉ vỏn vẹn có ba người: La-xa-rơ là anh cả với hai người em gái là Ma-thê và Ma-ri. Một ngày kia La-xa-rơ bị đau và chẳng bao lâu đã từ trần, để lại cho hai người em nhiều nhớ nhung, thương tiếc. Trong gia đình có tang, buồn nhất là lúc việc chôn cất đã xong, chúng ta trở về với căn nhà hiu quạnh. Chính trong khung cảnh đó, Chúa Giê-xu đã đến với gia đình nầy.

Chúa đã làm gì trước cảnh tang chế đó? Chúa đã khóc! Tại sao Chúa lại khóc khi chẳng bao lâu sau đó Chúa đã kêu người chết sống lại? Chúa biết La-xa-rơ sẽ sống lại, tại sao Chúa còn khóc? Chúa Giê-xu không khóc vì thất vọng nhưng Chúa đã khóc vì thông cảm, vì muốn hòa mình với niềm đau của gia đình nầy. Nếu giờ đây Bạn đang buồn, đang khóc vì một sự phân ly, chia cách nào đó thì hãy biết rằng Chúa Giê-xu thông cảm với Bạn, Ngài cùng khóc với Bạn. Nhưng Chúa Giê-xu không những chỉ khóc để thông cảm, Chúa đã gọi La-xa-rơ sống lại để giải quyết vấn đề đau thương tận gốc rễ! Trước đó Chúa đã nói với người em của La-xa-rơ rằng: “Ta là sự sống lại và sự sống... ngươi tin điều đó chăng?”

Read more: Hy Vọng Phục Sinh

 

Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 11

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Nguyên tắc đối thoại quan trọng nhất mà Thánh Kinh đã để lại cho chúng ta. Nguyên tắc đó là: "Người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận." Để sự đối thoại giữa vợ chồng cũng như giữa chúng ta với người chung quanh được tốt đẹp, chúng ta không có một bí quyết nào khác hơn là thực hành lời Chúa dạy: Mau nghe, chậm nói, chậm giận. Có người nói rằng Đức Chúa Trời muốn con người nghe nhiều và nói ít, vì Ngài cho mỗi người hai cái tai để làm một việc là nghe, nhưng chỉ có một cái miệng để làm hai việc là ăn và nói.

Thường thường, khi một người than với chúng ta một câu là người đó muốn chia xẻ với chúng ta một điều gì sâu xa hơn, đằng sau lời than đó. Lời than chỉ là mở đầu của câu chuyện hoặc để lấy sự chú ý của chúng ta. Tuy nhiên vì chúng ta thường không mau nghe, chậm nói nhưng lại mau nói chậm nghe nên phản ứng thông thường của chúng ta khi nghe lời than của người khác là chúng ta lại cũng than về một chuyện gì đó của mình.

Dưới đây là những mẩu đối thoại chúng ta thường nghe: Một người than với bạn: "Con tôi lúc này ham chơi quá, không lo học hành thành ra điểm cứ tụt dần. Tôi buồn quá mà nói không được!" Người bạn đáp: "Ồ, con nhỏ tôi cũng vậy, tối ngày cứ xin đi chơi với bạn hoài!" Hoặc là nói: Con tôi thì không có bạn bè nhiều, nó chăm học lắm!" Và rồi thao thao bất tuyệt nói về con của mình. Một ví dụ khác: Hai người bạn lâu ngày mới gặp lại nhau, một người than: "Lúc này sao tôi khó ngủ mà hay mệt mỏi trong người quá, chắc tại lớn tuổi rồi nên ngày càng yếu!" Người kia liền đáp: "Tôi cũng vậy, lúc này hay nhức mỏi, làm việc một chút là thấy mệt rồi!" Hoặc người đó nói: "Chị còn trẻ quá mà lớn tuổi gì, tôi đây mới già nè," và rồi nói luôn một hơi về bao nhiêu nan đề của mình.

Read more: Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 11

 

Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 9

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Có hai vợ chồng kia đã khá cao tuổi. Mỗi khi ông chồng lái xe, bà vợ hay cằn nhằn, chê ông là phản ứng chậm và lái không cẩn thận. Ngồi bên cạnh chồng, bà vợ này luôn luôn nhắc ông phải lái như thế này, như thế kia. Ông chồng bực lắm nhưng biết là có nói gì bà vợ cũng không thay đổi nên ông cứ yên lặng, kể như không nghe lời vợ nói.

Một ngày nọ, khi đi đến chỗ ngã tư thì đèn đổi màu vàng. Ông chồng ngần ngừ, không biết nên ngừng lại hay đi luôn. Vì ngập ngừng, không quyết định ngay nên ông cụ đã vượt đèn đỏ và bị cảnh sát công lộ chận lại. Khi cảnh sát đến gần thì thấy người cầm tay lái không phải một người trẻ tuổi ham chạy nhanh như ông nghĩ, nhưng là một ông cụ đã cao tuổi. Ông cụ đang bị vợ cằn nhằn vì bị cảnh sát phạt. Bà vợ nói: "Tôi đã nói mà, ông phản ứng chậm quá mà ông đâu có chịu nghe. Bây giờ ông thấy khổ chưa, tiền phạt ít nhất cũng hơn một trăm đồng." Nghe vậy, viên cảnh sát cười thầm trong lòng và thấy tội nghiệp cho ông cụ già bị vợ rầy. Vì thế viên cảnh sát xin ông cụ cho xem bằng lái xe và giấy đăng bộ xe cách qua loa rồi nói: "Cụ vượt đèn đỏ cụ có biết không? Lần này tôi tha không phạt, nhưng cụ phải hứa là mỗi khi lái xe cụ sẽ nghe lời nhắc nhở của bà cụ."

Bà vợ nghe cảnh sát tha không phạt thì mừng quá vì không phải mất tiền. Viên cảnh sát nói xong đi trở về xe của mình, vào xe ngồi và chờ ông bà cụ kia đi rồi mới đi. Nhưng chờ một hồi lâu thấy chiếc xe đó vẫn nằm yên không nhúc nhích. Viên cảnh sát định đi trở lại hỏi thăm xem có chuyện gì cần ông giúp hay không thì ngay lúc đó thấy ông cụ già ra khỏi xe, đi về phía xe cảnh sát. Đến nơi ông cụ nói: Thưa ông, thà ông cứ phạt tôi đi, tôi sẵn sàng chịu phạt chứ đừng bắt tôi hứa là phải nghe lời bà vợ tôi mỗi khi lái xe, vì bã nói lải nhải luôn làm tôi nhức đầu lắm!!

Read more: Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 9

 

Yêu Đến Cùng

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Khoảng thời gian 40 ngày trước lễ Phục Sinh hằng năm, không tính những ngày Chúa Nhật. Khoảng thời gian nầy được gọi là Mùa Chay. Chay không nhằm nhấn mạnh ý nghĩa chay tịnh nhưng hàm ý nhắc chúng ta dành thì giờ suy niệm về ý nghĩa sự chết của Chúa Giê-xu. Cái chết của Chúa Giê-xu là trọng tâm của Phúc Âm vì nhờ sự chết của Chúa mà nhân loại được giải thoát, được cứu rỗi. Tôn giáo nào cũng ca tụng hay đề cao đời sống và sự nghiệp của giáo chủ mình nhưng người tin Chúa luôn luôn được nhắc nhở về sự chết của Chúa và cũng có bổn phận phải loan báo sự chết của Chúa cho tới lúc Chúa trở lại. Một trong những thánh lễ của hội thánh là lễ Tiệc Thánh. Ðây là bữa tiệc Chúa Giê-xu thiết lập không ngoài mục đích nhắc nhở các môn đệ của Ngài và chúng ta hôm nay về ý nghĩa cái chết của Chúa Giê-xu.

Ngày nay theo truyền thống của con người, ý nghĩa Mùa Chay trở nên lệch lạc có khi còn làm cho người khác hiểu lầm qua những tập tục quái dị như của những người dân Nam Mỹ trong dịp Mardi Gras. Nhưng ý nghĩa đích thực của Mùa Chay là gì? Từ nay đến lễ Phục Sinh, chúng ta sẽ cùng nhau trở về với Phúc Âm, với Lời của Chúa để học biết quan hệ giữa cái chết của Chúa Giê-xu và cuộc đời chúng ta. Cả bốn sách Phúc Âm đã dành phần lớn ghi lại câu chuyện trong tuần lễ cuối của Chúa Giê-xu: tuần lễ khổ nạn và chịu chết của Chúa. Chúng ta sẽ cùng nhau đọc Phúc Âm Giăng mô tả lại những chi tiết trong tuần lễ chót của Chúa Giê-xu. Phúc Âm Giăng chương 13 ghi lại như sau:

Trước ngày lễ Vượt Qua, Ðức Chúa Giê-xu biết giờ mình phải lìa thế gian đặng trở về cùng Ðức Chúa Cha đến rồi; Ngài đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng. Ðang bữa ăn tối (ma quỉ đã để mưu phản Ngài vào lòng Giu-đa Ích-ca-ri-ốt con trai Si-môn), Ðức Chúa Jêsus biết rằng Cha đã giao phó mọi sự trong tay mình, và mình sẽ về với Ðức Chúa Trời, nên đứng dậy khỏi bàn, cởi áo ra, lấy khăn vấn ngang lưng mình. Kế đó, Ngài đổ nước vào chậu, và rửa chân cho môn đồ, lại lấy khăn mình đã vấn mà lau chân cho... Sau khi đã rửa chân cho môn đồ, Ngài mặc áo lại; đoạn ngồi vào bàn mà phán rằng: Các ngươi có hiểu điều ta đã làm cho các ngươi chăng? Các ngươi gọi ta bằng Thầy bằng Chúa; Các ngươi nói phải, vì ta thật vậy. Vậy, nếu ta là Chúa là Thầy, mà đã rửa chân cho các ngươi, thì các ngươi cũng nên rửa chân lẫn cho nhau. Vì ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi (Phúc Âm Giăng 13:1-5; 12-15)

Read more: Yêu Đến Cùng

   

Page 13 of 50