Ý Nghĩa Cái Chết Của Chúa Giê-xu

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Quý vị có sợ chết không? Chết là một trong những điều kinh khủng nhất trên đời. Có thể chúng ta không sợ chết nhưng khi cái chết đụng đến gia đình chúng ta, người thân yêu của chúng ta, chúng ta mới cảm nhận bàn tay kinh khiếp của tử thần. Cái chết kinh khiếp như vậy, nhưng hôm nay tôi muốn nói với Bạn về sự chết và Bạn cũng cần cảm nhận sự ghê rợn của cái chết để cảm nhận điều tôi chia sẻ hôm nay.

Tôi muốn nói đến sự kinh khủng của cái chết vì nếu chưa cảm nhận được cái kinh khiếp của sự chết, chúng ta sẽ khó có thể nhìn vào vấn đề niềm tin cách nghiêm chỉnh. Tôi không muốn nói đến đời người ngắn ngủi hay chúng ta có thể chết bất cứ lúc nào, đó không phải là trọng tâm của câu chuyện hôm nay. Tôi chỉ muốn nói đến cái kinh khủng và ghê rợn của cái chết khi chính chúng ta phải đối diện với nó. Điều kinh khủng nhất của sự chết là ngăn cách. Cái chết đem lại một khoảng cách vô cùng rộng lớn giữa người đi và kẻ ở. Nếu người đi và kẻ ở, người chết và người sống là hai người thân yêu, thương nhau, quý nhau, cái mất mát vô cùng to lớn và điều kinh khủng là cái mất mát đó sẽ không bao giờ tìm lại được trên đời nầy. Bạn hãy hình dung ra cái kinh khủng và ghê rợn của sự chết, của mất mát, của ngăn cách để hiểu được điều tôi sắp nói.

Khoảng thời gian 40 ngày trước lễ Phục Sinh được gọi là Mùa Chay. Đây là lúc cho chúng ta suy niệm về cái chết của Chúa Giê-xu. Cái chết của Chúa Giê-xu là trọng tâm của Phúc Âm, vì vậy quý vị luôn luôn nghe chúng tôi nói về thập tự giá và cái chết của Chúa. Sứ đồ Phao-lô là một học giả uyên bác, nhưng khi viết thư cho các tín hữu tại Cổ-linh là một thành phố lớn của đế quốc La-mã, ông đã viết những lời như sau: “Tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết điều gì khác ngoài Chúa Cứu Thế Giê-xu và Chúa Cứu Thế Giê-xu bị đóng đinh trên cây thập tự!” Trong cùng một lá thư, sứ đồ Phao-lô cũng tóm tắt Phúc Âm như sau: “Chúa Cứu Thế chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh, Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh.” Chúa Giê-xu chịu chết, Chúa bị chôn, Chúa sống lại, đó là Phúc Âm.

Tại sao cái chết của Chúa Giê-xu lại là trọng tâm của Phúc Âm? Xin được trở về với cái kinh khủng của sự chết đã nói lúc nãy. Sở dĩ cái chết của Chúa Giê-xu là trọng tâm của Phúc Âm là vì vấn đề của con người là vấn đề tội lỗi và tội lỗi đòi hỏi sự chết. Do đó chỉ có cái chết mới có thể giải quyết vấn đề tội lỗi. Thánh Kinh đã dạy rất rõ ràng: “Tiền công của tội lỗi là sự chết.” Nói như vậy nghĩa là tội lỗi con người đưa đến hậu quả tất nhiên là sự chết. Người đi làm được lãnh tiền công thể nào thì cũng vậy, người phạm tội cũng nhận được tiền công là sự chết. Sự chết không phải là điều mới lạ trên đời: “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử.” Con người ai cũng phải chết và sự chết đó khởi đầu khi con người phạm tội.

 

Read more: Ý Nghĩa Cái Chết Của Chúa Giê-xu

 

Ma-ri Ma-đơ-len Nữ Môn Đệ Trung Tín - Bài 1

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Nhân mùa kỷ niệm Chúa Cứu Thế chịu khổ nạn để cứu nhân loại, chúng tôi xin tạm ngưng câu chuyện gia đình để nói về một nhân vật đặc biệt trong thời Tân ước, đó là bà Ma-ri Ma-đơ-len. Bà Ma-đơ-len là một nữ môn đệ của Chúa Giê-xu. Bà được nhắc đến trong cả bốn sách Phúc Âm. Cuộc đời và việc làm của Ma-đơ-len có nhiều điểm đáng được nhắc đến trong mùa chay, là thời điểm chúng ta nhắc lại những khổ nạn của Chúa Giê-xu và sự phục sinh vinh hiển của Ngài. Trong thời Chúa Giê-xu có nhiều phụ nữ Do Thái tên Ma-ri, như: Ma-ri, mẹ phần xác của Chúa Giê-xu, Ma-ri, em của Ma-thê và nhiều Ma-ri khác. Bà Ma-ri nói đến ở đây sinh ra và lớn lên tại làng Ma-đa-la nên được gọi là Ma-ri Ma-đơ-len.

Kinh Thánh không nói gì về gia đình của bà Ma-ri Ma-đơ-len, vì thế chúng ta không biết cha mẹ bà là ai, bà có gia đình hay không, hoặc bà bao nhiêu tuổi. Chúng ta chỉ biết rằng khi Chúa Giê-xu đi giảng dạy nơi này nơi kia, bà Ma-đơ-len có thể đi với Chúa, cùng với những phụ nữ khác, nên có lẽ bà không bị ràng buộc nhiều về đời sống gia đình.

Ma-ri Ma-đơ-len được nhắc đến mười bốn lần trong bốn sách Phúc Âm. Qua những chi tiết các sách Phúc Âm ghi lại, chúng ta không những biết những điều bà làm và cũng biết động cơ nào khiến bà làm những việc đó. Trong số mười bốn lần được Kinh Thánh nhắc đến tên, có tám lần bà Ma-ri Ma-đơ-len được kể chung với các phụ nữ khác, nhưng bà luôn luôn được nhắc đến đầu tiên trong danh sách những phụ nữ đó. Qua điều này chúng ta có thể nói, trong số các phụ nữ đi theo hầu việc Chúa Giê-xu, bà Ma-đơ-len là người có một vị trí quan trọng, nói về lòng kính yêu Chúa và tinh thần hầu việc Ngài thì bà Ma-ri Ma-đơ-len là phụ nữ đứng ở vị trí đặc biệt nhất.

Read more: Ma-ri Ma-đơ-len Nữ Môn Đệ Trung Tín - Bài 1

 

Ma-ri Ma-đơ-len Nữ Môn Đệ Trung Tín - Bài 2

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Chúng ta đang ở trong tuần thánh, kỷ niệm cuộc khổ nạn Chúa Cứu Thế gánh chịu vì nhân loại và cũng sẽ mừng ngày Chúa phục sinh nên Câu Chuyện Gia Đình hôm nay xin trình bày tiếp bà Ma-ri Ma-đơ-len, một nhân vật đặc biệt trong ngày Phục Sinh đầu tiên.

Ma-ri Ma-đơ-len là người đầu tiên gặp Chúa Phục Sinh

Trong tất cả các môn đồ của Chúa Giê-xu, bà Ma-ri Ma-đơ-len được vinh dự là người đầu tiên gặp Chúa Giê-xu từ kẻ chết sống lại. Đây là đặc ân thật xứng đáng cho người kính yêu Chúa, trung tín hầu việc Chúa và theo Chúa trên đường khổ nạn cho đến cuối cùng. Một tác giả nọ viết: “Khi Chúa Giê-xu chịu đóng đinh vì tội của nhân loại, Ma-ri Ma-đơ-len là người cuối cùng đứng bên chân thập tự, ba ngày sau, bà là người đầu tiên đến thăm mộ Chúa, vì thế bà cũng là người đầu tiên gặp Chúa Phục Sinh. Ma-ri Ma-đơ-len được chứng kiến biến động lớn nhất trong lịch sử loài người, là nền tảng của đức tin Cơ-đốc, đó là sự việc Chúa Giê-xu từ kẻ chết sống lại. Đây là vinh dự lớn lao Chúa dành cho bà.”

Chúa Giê-xu chịu đóng đinh trên thập giá vì tội của nhân loại, người ta chôn Chúa vào chiều thứ sáu, tức là bắt đầu ngày Sa-bát. Theo luật Do Thái giáo, không ai được làm gì trong ngày Sa-bát, vì thế bà Ma-đơ-len không thể đi thăm mộ Chúa. Ngày thứ nhất trong tuần sau đó bà thức dậy thật sớm và cùng với vài người bạn đi thăm mộ vị thầy kính yêu. Kinh Thánh ghi: “Khi trời còn mờ mờ, Ma-ri Ma-đơ-len tới mộ.” Khi đến nơi, thấy tảng đá lấp cửa mộ đã dời đi, Ma-ri đi tìm Phi-e-rơ và Giăng và nói cách lo lắng: “Người ta đã dời xác Chúa đi rồi, không biết để ở đâu.” Hai môn đồ đi với Ma-ri đến mộ, bước vào xem và thấy đúng như vậy, xác Chúa Giê-xu không còn đó, hai người bèn trở về. Những người đến mộ Chúa đều về hết nhưng Ma-ri thì không. Từ khi Chúa bị chôn đến hôm nay bà mới được thăm mộ Chúa. Bà trông mong được tẩm thuốc thơm cho Ngài nhưng bây giờ xác Chúa không còn đó! Quá buồn và thất vọng, bà không muốn ra về.

Read more: Ma-ri Ma-đơ-len Nữ Môn Đệ Trung Tín - Bài 2

 

Ma-ri Bên Thập Giá

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Trong Mùa Thương Khó và Phục Sinh, kỷ niệm cái chết của Chúa Giê-xu và sự sống lại của Ngài, chúng tôi xin dựa vào những chi tiết các sách Phúc Âm trong Thánh Kinh Tân Ước ghi lại, trình bày một vài điều về mối quan hệ giữa Chúa Giê-xu và bà Ma-ri, người mẹ về phần xác của Chúa, đặc biệt nhìn vào những niềm đau mà bà Ma-ri phải trải qua trong vai trò Ðức Chúa Trời đã chọn để trao cho bà.

Theo Phúc âm Lu-ca chương 2, khi ông Giô-sép và bà Ma-ri đem Chúa Giê-xu lên đền thờ để dâng cho Ðức Chúa Trời, theo lễ nghi Do thái giáo, cụ Si-mê-ôn có mặt trong đền thờ lúc đó đã bế Chúa Hài Ðồng lên và tôn vinh Ðức Chúa Trời. Với bà Ma-ri, cụ Si-mê-ôn nói: "Còn phần ngươi, có một thanh gươm sẽ đâm thấu qua lòng ngươi" (Lu-ca 2:35). Ðây là lời nói trước về những đớn đau bà Ma-ri phải chịu trong vai trò người mẹ về phần xác của Chúa Cứu Thế, và lời tiên tri đó đã thành sự thật nhiều lần trong cuộc đời bà. Ngoài những đau buồn, tai tiếng bà phải chịu vì bằng lòng mang thai Chúa Giê-xu khi chưa thành hôn với ông Giô-sép, khi Chúa lớn lên, và nhất là khi Ngài bắt đầu chức vụ, bà Ma-ri đã nhiều lần chấp nhận những đau đớn về tinh thần, chẳng khác gì mũi gươm đâm vào trái tim bà.

Theo phúc âm Lu-ca 2:41-50, năm Chúa Giê-xu mười hai tuổi, Ngài đi với cha mẹ lên đền thờ Giê-ru-sa-lem. Lúc cha mẹ ra về, Chúa ở lại đền thờ mà ông bà không biết. Sau mấy ngày đường, ông bà mới hay là đã lạc mất con nên quay trở lại đền thờ tìm. Khi thấy Chúa Giê-xu ngồi nói chuyện với các nhà lãnh đạo tôn giáo, bà Ma-ri có ý trách Ngài, nói: "Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!" Nhưng Chúa Giê-xu trả lời: "Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?" Thánh Kinh cho biết, ông Giô-sép và bà Ma-ri không hiểu lời Chúa nói và có lẽ bà Ma-ri cũng rất đau lòng về câu trả lời đó.

Read more: Ma-ri Bên Thập Giá

   

Page 14 of 50