Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 4

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Một bà vợ kia nói về chồng bà như sau: Ðối với người ngoài gia đình, chồng tôi là một người hiền hòa, dễ dãi và vui tính. Ai cũng nói tôi có phước, có ông chồng hiền lành. Nhưng thực tế không phải như vậy. Không ai nghe nơi chồng tôi những điều tôi nghe, không ai biết những điều tôi biết, vì thế ai cũng nghĩ là ông hiền và dễ thương. Tôi chia xẻ những điều này vì tôi khổ quá mà không biết làm sao. Có thể nói, trong suốt mười lăm năm chung sống, tôi bị chồng hành hạ bằng lời nói thường xuyên. Mỗi khi vợ chồng có điều bất đồng ý kiến là chồng tôi cằn nhằn suốt mấy tiếng đồng hồ liên tiếp, có khi suốt cả đêm, rồi đến sáng ông đổ lỗi cho tôi, nói là vì tôi mà ông mất ngủ. Thường thường những chuyện bất đồng ý kiến lúc đầu rất nhỏ, không đáng gì cả nhưng chồng tôi cứ nổi giận lên nên thành lớn chuyện. Lúc nào ông cũng nói là tại tôi mà vợ chồng cãi nhau. Nếu tôi lên cố gắng giải thích thì ông nạt, bảo tôi không được nói mà phải yên lặng nghe ông nói. Và rồi ông nói khoảng từ 20 phút đến 2 tiếng đồng hồ, còn tôi phải yên lặng nghe, dù là đang ban đêm hay ban ngày. Ông nhắc đi nhắc lại những chuyện ông đã nói nhiều lần và luôn luôn nói là ông phải còn tôi quấy. Tôi không muốn ly dị chồng nhưng nếu tiếp tục sống bên người chồng như thế này không sớm thì muộn, tôi cũng sẽ bị bệnh tâm thần.

Chúng tôi biết trong số quý vị nghe chương trình Tin Lành hôm nay cũng có nhiều người đang bị người phối ngẫu hành hạ bằng lời nói và ước mong chúng ta sẽ nhìn thấy vấn đề và không dùng lời nói để làm khổ nhau nữa.

Sách Châm Ngôn trong Thánh Kinh Cựu Ước dạy rất nhiều về ảnh hưởng của lời nói và cách sử dụng lời nói. Lời Chúa cho chúng ta ít nhất mười nguyên tắc sau đây:

1. Lời nói có sức mạnh rất lớn vì thế chúng ta phải cẩn thận khi sử dụng lời nói
2. Chúng ta cần giữ tâm trí trong sạch vì là nơi phát xuất tư tưởng và lời nói
3. Trong tiến trình đối thoại, nghe quan trọng hơn nói
4. Lời nói thiếu suy nghĩ gây nhiều tai hại
5. Lời nói trong lúc nóng giận rất nguy hiểm
6. Lời nói đúng lúc, đúng chỗ có giá trị lớn
7. Lời nói nhân từ có tác dụng tốt
8. Nói nhiều sẽ vấp váp và lầm lỗi nhiều
9. Nói thật nhưng nói với lòng yêu thương
10. Hãy tránh tính hay cằn nhằn và tranh cãi

Trong Câu Chuyện Gia Ðình kỳ trước, chúng tôi có nói về nguyên tắc thứ ba, đó là: Trong tiến trình đối thoại, nghe quan trọng hơn nói. Theo lời Chúa dạy, người nghe nhiều chứ không nói nhiều là người khôn ngoan. Chúng ta không chỉ nghe lời khen, lời khích lệ nhưng cũng cần nghe lời quở trách và lời khuyên dạy.

Nghe đầy đủ rồi hẵng nói: Trong tiến trình đối thoại, chúng ta cần nghe đầy đủ rồi hẵng nói. Ðây là điều rất đơn giản nhưng thường chúng ta không để ý và không áp dụng nên đối thoại giữa chúng ta với người chung quanh, nhất là với người phối ngẫu thường hay có nan đề. Biết bao nhiêu lần vợ chồng giận nhau hay phiền nhau chỉ vì nghe chưa rõ hoặc nghe chưa xong mà đã phản ứng hay đã trả lời. Châm Ngôn 18:13 dạy: Trả lời trước khi nghe, ấy là sự điên dại cho ai làm vậy. Câu này cho thấy, khi một người nghe chưa rõ, nghe chưa đầy đủ mà đã trả lời hay bày tỏ phản ứng là người thiếu khôn ngoan. Ðây là điều xảy ra hằng ngày trong gia đình cũng như giữa bạn bè với nhau. Khi trò chuyện, chúng ta thường không kiên nhẫn lắng nghe nhưng muốn nói lên ý của mình, vì thế chúng ta vấp phải lỗi trả lời trước khi nghe, chính vì thế mà sinh ra hiểu lầm và thiếu thông cảm. Có nhiều người, khi vợ hay chồng bắt đầu nói điều gì thì ngắt ngang và nói: Biết rồi, khổ lắm, nói mãi! Những người nói như thế thường chẳng biết gì về người đối thoại với mình, vì chưa nghe đến nơi đến chốn làm sao biết được. Là con người hữu hạn, chúng ta không thể đọc tư tưởng trong tâm trí người khác, vì thế, dù chúng ta biết một người đã lâu hoặc biết khá nhiều về một người nào, chúng ta vẫn cần nghe những gì người đó chia xẻ, bằng lời nói và cử chỉ, để thật sự hiểu người đó. Trả lời trước khi nghe là điều nguy hiểm, nó không giúp ta hiểu nhau và thông cảm nhau hơn nhưng có thể gây ra hiểu lầm, phiền giận và đào sâu hố chia rẽ giữa hai người.

Read more: Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 4

 

Ơn Mưa Móc

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Miền Nam California đã hưởng được những cơn mưa thật cần thiết trong cuối tuần vừa qua sau nhiều ngày hạn hán. Thật ra là cả tiểu bang California đang bị nạn hạn hán đe dọa trầm trọng, nhiều nông trại và vườn cây có thể không tiếp tục được vì hạn hán. Trong khi đó ở miền Đông Hoa Kỳ năm nay tuyết lại qua nhiều, ba bốn trận bão tuyết liên tiếp. Có một vài chữ đơn giản đã trở nên như sáo ngữ nhưng thật ra quan trọng vô cùng. Đó là mưa thuận gió hòa. Đúng như vậy, mưa không thuận, gió không hòa là con người điêu đứng. Ngay cả văn minh tiến bộ vượt bực như Hoa Kỳ, khắc phục được nhiều điều nhưng trước cảnh mưa không thuận, gió không hòa thì cũng đành bó tay. Con người dù tài giỏi đến đâu cũng có những giới hạn của mình và không thể vượt qua giới hạn đó được. Thánh Kinh là Lời của Đức Chúa Trời phán dạy cho con người ghi lại những lời như sau. Tác giả Thánh Vịnh thứ 65 là vua Đa-vít viết:

Chúa thăm viếng đất và tưới nó, làm cho nó ra phì nhiêu.
Khiến dòng suối của Đức Chúa Trời đầy nước.
Ngài chuẩn bị đất để cung cấp ngũ cốc cho loài người.
Chúa tưới các luống cày, san bằng các mô đất.
Ban mưa nhuần làm cho mềm đất,
Và ban phước cho hoa lợi.
Chúa lấy sự nhân từ làm vương miện đội cho năm tháng.
Các bước Chúa đi qua làm cho đất màu mỡ.
Khiến đồng cỏ nơi hoang mạc thêm mỡ màng,
Và núi đồi đều sung sướng reo vui.
Đồng cỏ đầy bầy chiên, các thung lũng bao phủ bằng ngũ cốc,
Khắp nơi đều ca hát reo mừng.
(Thánh Vịnh 65:9-13)

Read more: Ơn Mưa Móc

 

Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 2

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Có lẽ quý vị đã nhiều lần chứng kiến người thân trong gia đình giận nhau hoặc cãi nhau? Hoặc chính quý vị và người phối ngẫu cũng đã có lần giận nhau và nói những lời làm tổn thương nhau? Có thể nói, hầu hết những nan đề và phiền giận giữa vợ chồng đều phát xuất từ lời nói. Vì những lời nói không thành thật, không ngọt ngào, tử tế; hoặc những lời nói không đúng lúc, đúng chỗ. Cũng có khi chúng ta buồn nhau vì có những lời đáng nói, cần nói mà ta không nói, hoặc những lời không nên nói mà ta đã lỡ nói. Lời nói rất quan trọng trong mối quan hệ giữa chúng ta với người chung quanh, nhất là trong quan hệ vợ chồng, vì thế hôm nay chúng tôi xin chia xẻ cùng quý vị một số nguyên tắc Kinh Thánh dạy về đối thoại.

Ðối thoại là dùng lời nói chia xẻ hay bày tỏ điều ta suy nghĩ, cảm xúc để người nghe hiểu và thông cảm. Một tiến trình đối thoại đầy đủ gồm có ba bước: nói, nghe và hiểu hay thông cảm. Nếu thiếu một trong ba điều đó kể như không có đối thoại hay đối thoại không trọn vẹn. Ví dụ, nếu người vợ có điều muốn nói với chồng nhưng khi nói, chồng không muốn nghe hoặc nghe một cách lơ là, không chú ý nên không thật sự hiểu những gì vợ nói; trong trường hợp đó, đối thoại giữa vợ chồng kể như không có. Hoặc ví dụ người chồng có điều muốn chia xẻ với vợ, khi chồng nói, người vợ yên lặng nghe, nhưng nghe xong đáp lại một câu khiến chồng bị tổn thương, vì người vợ nghe nhưng không hiểu nên không thông cảm với chồng. Trong trường hợp này, đối thoại giữa vợ chồng cũng không tốt đẹp. Lời đối thoại giữa người này với người kia thường gồm ba yếu tố: câu nói, giọng nói và cách nói. Ba yếu tố này phải đi chung với nhau và bổ túc cho nhau thì người nghe mới hiểu đúng điều ta muốn nói.

Read more: Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 2

 

Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 1

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Trong mục Dear Abby của nhật báo Los Angeles Times một lần nọ có ghi lại lời than của một bà vợ như sau: Tôi thật không hiểu chồng tôi. Chúng tôi lấy nhau đã gần 50 năm nhưng chồng tôi không bao giờ nói chuyện với tôi. Chồng tôi là người thật ít nói, đúng ra, ông là người không nói. Nếu tôi không gợi chuyện thì hai vợ chồng chúng tôi sống trong một thế giới hoàn toàn im lặng. Chồng tôi chẳng bao giờ nói chuyện với tôi, dù chỉ là một lời thăm hỏi. Mỗi ngày khi ông đi làm, nếu tôi đứng ở cửa, ông sẽ đi ngang qua và bước ra cửa một cách thản nhiên như không có ai đứng đó, ông không bao giờ nói lời từ giã vợ. Tình trạng này kéo dài đã gần năm mươi năm nay. Nhiều lần tôi nói với ông là vợ chồng cần nói chuyện với nhau mới biết ý nhau; nhưng nói gì thì nói, ông không thay đổi.

Trong khi đó, một bà vợ khác thì nói: Người nào có ông chồng ít nói hãy xem đó là một cái phước, vì chồng tôi nói quá nhiều, nói suốt ngày đêm không ngưng nghỉ. Ông nói ra tất cả những gì ông suy nghĩ, và hầu hết những điều ông nói rất là bi quan, tiêu cực. Ông than người này, chê người kia, lúc nào ông cũng chỉ thấy mặt trái của vấn đề để mà chê trách. Ông không cắt cỏ, làm vườn, không giúp tôi làm việc nhà vì phải ông bận suy xét việc này, phân tích việc kia và phải dành thì giờ nói lên ý kiến tiêu cực của mình. Nhiều đêm tôi phải nghe chồng tôi nói chuyện cả tiếng đồng hồ mới được đi ngủ. Tôi khổ quá mà không biết làm sao vì ông không thấy đây là một nan đề cần phải sửa đổi.

Kính thưa quý thính giả, chúng tôi không biết quý vị có nan đề nào trong vấn đề đối thoại giữa vợ chồng, nhưng vợ chồng nào cũng cần đối thoại với nhau, để có thể hiểu và thông cảm nhau. Tuy nhiên, vì không biết cách đối thoại và trò chuyện nên thay vì hiểu nhau và gần nhau, nhiều vợ chồng vì lời nói mà phiền giận nhau và ngăn cách nhau. Trong mối quan hệ giữa ta với người chung quanh, đối thoại là điều quan trọng, không có đối thoại ta sẽ không hiểu nhau và không thể đứng chung để làm một công việc gì. Trong hôn nhân, đối thoại lại càng quan trọng hơn, thiếu đối thoại hay đối thoại không đúng sẽ đưa đến hiểu lầm, buồn giận và ngăn cách. Ðối thoại quan trọng như thế nên có người đã nói: Ðối thoại đối với tình yêu cũng như dòng máu đối với sự sống, không thể thiếu được. Nói một cách khác, thân thể cần máu để sống và tăng trưởng thể nào thì đối thoại cũng cần cho mối quan hệ giữa ta với người ta yêu thể ấy. Nếu muốn hôn nhân được ngọt ngào, tốt đẹp, đường dây đối thoại giữa vợ chồng phải được tốt đẹp. Khi đối thoại bế tắc, vợ chồng không trò chuyện trao đổi với nhau, hôn nhân đó sẽ gặp khó khăn.

Read more: Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 1

   

Page 16 of 50