Ánh Sáng Cho Trần Gian

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Trong câu chuyện Phúc Âm lần trước, chúng tôi nói về muối là một yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong đời sống. Và Chúa Giê-xu đã gọi những người theo Chúa là muối của trần gian: Các ngươi là muối của đất. Tiếp theo sau lời dạy, Các ngươi là muối của đất, Chúa Giê-xu lại phán: Các ngươi là sự sáng của thế gian hay, Các ngươi là ánh sáng cho trần gian. Đây là một lời dạy thật đặc biệt vì chúng ta nhớ rằng Chúa Giê-xu tuyên bố Ngài là ánh sáng của trần gian. Chúa Giê-xu mới là ánh sáng cho trần gian chứ còn con người chúng ta làm sao lại là ánh sáng cho trần gian được? Nhưng đó chính là lời Chúa đã phán: Các ngươi là ánh sáng cho trần gian. Ánh sáng cho trần gian hàm ý hai điều sau: (1) Trần gian là một nơi tăm tối. Tối tăm thì mới cần đến ánh sáng. Và: (2) Ánh sáng là yếu tố giúp dẹp tan bóng tối.

Trần gian là nơi tăm tối không phải vì thế giới chúng ta thiếu ánh sáng nhưng tối tăm nói đến tình trạng tội lỗi, thiếu đạo đức, tình trạng băng hoại của xã hội loài người. Trong cái tối tăm đó, mọi người cố gắng tìm một lối thoát nhưng vì tất cả đều sống trong bóng tối nên không ai thoát ra được. Pascal đã mô tả tình trạng của thế giới nầy thật đúng như sau: Thế gian mà chúng ta đang sống là một căn phòng lớn, đầy bóng tối và không có cửa ra. Những bậc hiền triết, những học giả, những con người đạo đức thì ở gần với bức tường hơn; những tội phạm, những người dốt nát dồn vào chính giữa, nhưng tất cả đều sờ soạng để tìm một lối thoát. Trong tình trạng tuyệt vọng đó của nhân loại, Chúa Giê-xu đã đến trần gian và Ngài tuyên bố: Ta là sự sáng của thế gian, người nào theo Ta, không đi trong nơi tối tăm nhưng có ánh sáng của sự sống. Chúa Giê-xu tuyên bố Ngài là ánh sáng của trần gian vì Chúa Giê-xu chính là ánh sáng dẫn đừng soi lối cho những ai đến với Ngài. Chúa Giê-xu là ánh sáng nhưng chúng ta phải đi theo Chúa, hướng về Chúa, đặt lòng tin nơi Chúa thì mới được ánh sáng đó dẫn dắt. Quay lưng lại với ánh sáng, trước mặt chúng ta chỉ là bóng tối và tối tăm sẽ dày đặc hơn khi chúng ta tiếp tục đi xa ánh sáng.

Chúa Giê-xu là ánh sáng của trần gian, Chúa soi đường dẫn lối cho nhân loại là điều chúng ta có thể hiểu được, nhưng tại sao Chúa Giê-xu cũng phán với các môn đệ của Ngài và nói rằng họ là ánh sáng của trần gian? Đọc phần còn lại của Lời Chúa dạy có thể giúp chúng ta hiểu được. Chúa phán: Các ngươi là sự sáng của thế gian. Một cái thành ở trên núi thì không khi nào bị khuất được. Cũng không ai thắp đèn mà để dưới cái thùng nhưng người ta để trên chân đèn thì nó soi sáng mọi người ở trong nhà. Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy đặng họ thấy những việc lành của các ngươi và ca ngợi Cha các ngươi ở trên trời. Sau khi cho các môn đệ biết họ là ánh sáng của trần gian, Chúa Giê-xu đưa ra hai hình ảnh: một tích cực, một tiêu cực. Tích cực là cái thành ở trên núi, còn tiêu cực là thắp đèn mà lấy thùng đậy lại hay che giấu đi. Một hình ảnh tích cực nữa là cái đèn phải được để ở đúng chỗ của nó tức là phải để trên chân đèn. Những điều nầy cho thấy ánh sáng của người tin Chúa là những gì cụ thể được bày tỏ ra cho mọi người thấy như một thành phố xây trên núi cao, không gì che khuất được hay cây đèn để trên chân đèn cao để soi sáng mọi người. Và Chúa Giê-xu kết luận: Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy đặng họ thấy những việc lành của các ngươi và ca ngợi Cha các ngươi ở trên trời. Chúa Giê-xu cho thấy ánh sáng soi trước mặt người khác là việc lành của người tin Chúa: "Đặng họ thấy những việc lành của các ngươi."

Read more: Ánh Sáng Cho Trần Gian

 

Xây Dựng Hôn Nhân Trong Thế Kỷ 21 - Bài 18

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Kính chào quý thính giả, cảm tạ Chúa, hôm nay tiết mục Câu Chuyện Gia Đình của Phát Thanh Tin Lành lại được đến với quý vị. Chúng tôi đang trình bày về những nguyên tắc của Kinh Thánh chúng ta cần áp dụng để có một hôn nhân hạnh phúc bền lâu. Trong quyển sách tựa đề “Mười Giới Răn cho Hôn Nhân,” Mục sư Ed Young trình bày Mười Điều vợ chồng cần áp dụng để có một hôn nhân hạnh phúc. Trong thời gian qua, chúng tôi đã trình bày bốn nguyên tắc, đó là: (1) Không ích kỷ, nhưng quan tâm đến phúc lợi của người phối ngẫu. (2) Dứt khoát khỏi những thói quen và ràng buộc của đời sống độc thân. (3) Hết lòng giúp nhau tránh cám dỗ về tình dục, (4) Dành thì giờ trò chuyện để vợ chồng hiểu nhau, thông cảm và tâm đầu ý hiệp với nhau.

Như chúng tôi đã trình bày, để vợ chồng hiểu đúng ý nhau khi hai người trao đổi hay trò chuyện với nhau, chúng ta cần làm hai điều: (1) Nói ra đúng điều mình muốn nói, nói cách rõ ràng không úp mở và sẵn sàng lắng nghe khi người kia nói. (2) Tìm hiểu xem người phối ngẫu có đặc điểm gì khi đối thoại. Kỳ trước chúng tôi đã trình bày điểm thứ nhất nên hôm nay xin nói đến điểm thứ hai.

2. Tìm hiểu để biết người phối ngẫu có đặc điểm gì khi đối thoại

Mỗi người chúng ta đều có cách suy nghĩ và nói năng khác nhau, tùy theo bản tính cũng như ảnh hưởng của môi trường sống và tùy cách chúng ta được dạy dỗ trong gia đình. Dù nguyên tắc chung là khi trò chuyện, vợ chồng cần nói thật, nói rõ điều mình suy nghĩ và muốn nói. Tuy nhiên, mỗi người có một cách nói và suy nghĩ khác nhau, vì vậy, để hiểu người bạn đời, chúng ta cần biết đặc điểm của người đó trong đối thoại.

Có ông chồng kia mỗi khi vợ đề nghị điều gì mà ông đồng ý thì ông im lặng không phản ứng cũng không phản đối. Sau nhiều năm tháng, người vợ này mới hiểu rằng mỗi khi bà nhờ chồng làm gì hay đề nghị điều gì mà ông im lặng, không nói gì, bà biết là ông đã đồng ý và ông sẽ làm. Nhưng cũng có những người khi im lặng có nghĩa là không đồng ý, dù người đó không phản đối gì cả. Những người bản tính đơn sơ thì vợ hay chồng nói mấy câu thì chỉ hiểu đúng mấy câu đó, không thắc mắc hay hiểu thêm, đoán thêm ý gì khác đằng sau những gì mình nghe. Đối với những người này, nếu vợ hay chồng muốn điều gì mà không nói thẳng nhưng nói xa nói gần hay nói quanh, người đó sẽ không bao giờ hiểu được. Ngược lại, cũng có những người trí óc quá nhạy bén, khi vợ hay chồng nói nửa câu là đã biết người đó muốn nói gì, hoặc chỉ nói một điều mà đã hiểu thêm ba bốn điều khác nữa, và rồi bày tỏ phản ứng ngay.

Đây là lý do khiến đối thoại dễ có nan đề. Vì vậy, chúng ta cần biết vợ/chồng mình là người suy nghĩ nhanh hay chậm, đơn sơ hay phức tạp, hầu chúng ta có thể hiểu nhau, biết ý nhau và không hiểu lầm hay phiền giận nhau qua cách nói năng.

Các nhà tâm lý học nghiên cứu về cách nói và suy nghĩ của phái nam và nữ và đưa ra kết luận như sau: Phái nam và phái nữ có rất nhiều khác biệt trong cách đối thoại mà chúng ta cần biết để hiểu nhau, chấp nhận nhau và thông cảm nhau.

Read more: Xây Dựng Hôn Nhân Trong Thế Kỷ 21 - Bài 18

 

Xây Dựng Hôn Nhân Trong Thế Kỷ 21 - Bài 17

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Kính chào quý thính giả, chúng tôi chân thành cảm ơn quý vị đón nghe Câu Chuyện Gia Đình của Chương Trình Phát Thanh Tin Lành hôm nay. Dựa vào Lời Chúa dạy trong Kinh Thánh và những tài liệu Cơ đốc, về phương cách giúp vợ chồng xây dựng hôn nhân tốt đẹp bền lâu, chúng tôi trình bày trong tiết mục này những nguyên tắc vợ chồng cần áp dụng để có một hôn nhân hạnh phúc, như điều Chúa định cho chúng ta. Hôm nay chúng tôi xin trình bày thêm về đề tài Đối Thoại Giữa Vợ Chồng.

Bất cứ người nào muốn thật sự hiểu nhau và thông cảm nhau đều phải dành thì giờ trao đổi, đối thoại với nhau bằng lời nói, chữ viết, hoặc bằng cử chỉ, ánh mắt, bộ điệu, v.v... Tất cả những điều đó gọi là đối thoại. Khi chúng ta dùng lời nói hay chữ viết, là đối thoại bằng lời (verbal communication), khi ta đối thoại qua cái nhìn, cử chỉ hay bộ điệu, đó là đối thoại không lời (non-verbal communication). Đối thoại bằng lời và đối thoại không lời phải đi đôi với nhau thì người nghe mới hiểu đúng điều ta muốn nói, nhưng đối thoại không lời có tác dụng mạnh hơn. Giữa vợ chồng cũng vậy, có đối thoại, có trao đổi mới hiểu nhau và thông cảm nhau. Như chúng ta đã biết, vợ chồng nào có đối thoại thông suốt tốt đẹp thì hôn nhân của hai người sẽ bền chặt và hạnh phúc. Có năm mức độ đối thoại khác nhau, tùy độ thân thiết giữa người nghe và người nói. Năm mức độ đó là: Xã giao, Sơ giao, Thông giao, Tâm giao và Thâm giao. Vợ với chồng là một: một đơn vị trong xã hội, mang cùng một tên, cùng chia xẻ một đời sống, di cùng một hành trình trong đời. Chúa Giê-xu dạy: “Vợ chồng không phải là hai nữa, nhưng một thịt mà thôi. Vậy loài người không nên phân rẽ những người mà Đức Chúa Trời đã kết hợp” (Ma-thi-ơ 19:6). Vì vợ chồng là một nên cần đối thoại ở mức độ cao nhất, tức là tâm giao và thâm giao. Vợ chồng không thể khách sáo cũng không giả dối nhưng thành thật nói cho nhau biết những ưu tư, ước muốn, lo buồn cũng như tình cảm hai người dành cho nhau. Nếu đã là vợ chồng mà còn phải võ đoán hay nói xa nói gần để biết ý nhau thì chưa thật sự là một.

Read more: Xây Dựng Hôn Nhân Trong Thế Kỷ 21 - Bài 17

 

Cành Nho Liền Gốc

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Mỗi nước hay mỗi một quốc gia hình như đều có một loại cây tượng trưng hay tiêu biểu cho nước của mình. Đối với người Việt chúng ta, cây tre là cây thông thường nhất. Cây tre chẳng những được sử dụng tối đa từ thân đến lá, từ cụm măng non đến gốc tre già, nhưng tre cũng là hình ảnh của quê hương với lũy tre xanh. Tại Mỹ đây người ta nói đến cây sồi hay cây thông gỗ đỏ cao vút khổng lồ. Người Nhật thì nói đến cây anh đào. Đối với ngươi Do-thái, loại cây tượng trưng cho nước của họ là cây nho vì nho rất thông dụng. Nho để ăn trái tươi, để làm nho khô, làm bánh và để ép rượu. Mùa nho được hay không chi phối nền kinh tế của cả nước.

Trong Thánh Kinh, Thiên Chúa thường dùng hình ảnh cây nho để mô tả đất nước và con dân của Ngài. Khi còn sống ở trần gian, trước khi chịu khổ nạn, Chúa Cứu Thế Giê-xu cũng dùng hình ảnh cây nho để phán dạy môn sinh và để lại cho chúng ta những lời dạy như sau: “Ta là cây nho thật, Cha ta trồng cây ấy. Cành nào trong Ta không kết quả đều bị Ngài cắt bỏ. Ngài tỉa những cành ra trái để trái càng sai trĩu. Các con đã được Cha ta tỉa sửa do ời Ta dạy bảo. Các con cứ sống trong Ta, Ta sẽ sống trong các con luôn. Cành nho không thể ra trái khi lìa thân cây, cũng vậy, các con không thể tự kết quả một khi lìa khỏi Ta.”

Lời dạy trên của Chúa Giê-xu cho chúng ta thấy một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa con người với Thiên Chúa. Chúng ta đã lần lượt nghe lời Chúa dạy Chúa là Bánh Hằng Sống, đem lại sự sống cho con người; Chúa là ánh sáng soi đường dẫn lối chúng sinh; Chúa là người chăn chiên hiền lành chăm sóc, bảo vệ chúng ta; Chúa là sự sống lại và sự sống đảm bảo cho chúng ta hy vọng ngày sau; Chúa là đường, là sự thật là sự sống cho thấy Ngài là giải pháp duy nhất cho vấn đề tội lỗi của con người. Hôm nay chúng ta nghe Chúa phán Ngài là cây nho thật nói lên một mối tương quan đậm đà thắm thiết mà ta không thể thiếu.

Read more: Cành Nho Liền Gốc

   

Page 20 of 50