Chúa Tái Lâm

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Đây là câu chuyện Phúc Âm của Chương Trình Phát Thanh Tin Lành. Nói đến Phúc Âm là nói đến Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu chính là Phúc Âm và Phúc Âm là Chúa Giê-xu. Bốn sách Phúc Âm ghi chép lại cuộc đời của Chúa Giê-xu bao gồm việc Chúa Giáng sinh, đời sống, sự chết và sự sống lại của Ngài. Tuy nhiên có một khía cạnh khác của Phúc A^m, được nhắc đến trong các sách Phúc Âm nhưng vẫn còn trong tương lai đó là việc Chúa Giê-xu sẽ tái lâm tức là Chúa Giê-xu sẽ trở lại trần gian nầy. Đây là một phần quan trọng của Phúc Âm mà chúng ta ít được nghe nhắc đến.

Trước hết, việc Chúa Giê-xu trở lại trần gian là một việc có thật, chắc chắn sẽ xảy ra dù có những người nghi ngờ hoặc tiên đoán lệch lạc. Chúa Giê-xu phán với các môn đệ của Ngài cũng như với mỗi chúng ta rằng:

Ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với Ta hầu cho Ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó (Phúc Âm Giăng 14:3)

Thánh Kinh cho biết trời đất sẽ qua đi nhưng Lời Chúa phán sẽ không bao giờ qua đi. Do đó, chúng ta tin chắc vào lời hứa của Chúa và biết chắc chắn Chúa Giê-xu sẽ trở lại.

Đức tin nơi Chúa Giê-xu không dừng lại ở chỗ tin rằng Chúa đã giáng trần để chịu chết vì tội của chúng ta, nhưng đức tin đó tiếp tục mỗi ngày trong đời sống và người tin Chúa sống chờ đợi ngày Chúa Giê-xu trở lại. Khi Chúa Giê-xu thăng thiên, các môn đệ của Chúa cứ đứng ngóng lên trời thì họ đã nghe được lời hứa sau:

Sao các ngươi cứ đứng ngóng lên trời làm gì? Giê-xu nầy đã được cất lên trên trời khỏi giữa các người cũng sẽ trở lại như cách các ngươi thấy Ngài lên trời vậy! (Công vụ 1:11)

Read more: Chúa Tái Lâm

 

Cha và Con Trai - Bài 2

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Chúng ta thường nghe các bà vợ than phiền là chồng mình chẳng bao giờ để lộ tình cảm. Ngoại trừ những lúc nóng giận, còn ngoài ra, vợ con ít khi nào biết các ông buồn hay vui; lo lắng, sợ hãi hay sung sướng, thỏa nguyện. Có những ông chồng chẳng bao giờ biểu lộ tình thương đối với người trong gia đình, dù là đối với vợ con, là những người gần với các ông hơn hết. Câu mà nhiều người con thường nói là: “Tôi biết cha tôi thương tôi nhưng ông không bao giờ nói với tôi lời yêu thương. Lúc nào ông cũng nghiêm nghị, lạnh lùng. Tôi cũng thương cha nhưng ít khi nào dám đến gần nói chuyện với cha.” Người thì nói: Tôi thương cha tôi lắm nhưng không dám nói ra vì không biết ông sẽ phản ứng như thế nào!” Tại sao với mẹ chúng ta cảm nhận được tình thương và sự gần gũi còn với cha hầu hết chúng ta đều sợ, không dám đến gần, dù biết là cha cũng thương mình? Lý do là vì người mẹ bày tỏ tình thương cách rõ ràng, tự nhiên, trong khi đó cha, đặc biệt là những người cha trong các thế hệ trước, ít khi nào có cử chỉ hay lời nói bày tỏ lòng thương yêu đối với vợ con.

Suốt bao nhiêu thế hệ qua, không những trong văn hóa của người Việt chúng ta mà trong nhiều văn hóa khác trên thế giới người ta thường quan niệm rằng làm cha thì phải nghiêm khắc, cứng rắn, khô khan, phải nghiêm nghị để con cái nể sợ và người trong gia đình kính trọng. Vì quan niệm đó mà các ông ít khi nào để lộ tình cảm hay cảm xúc của mình, ngoại trừ cảm xúc bực bội và giận dữ. Chính vì thế mà các ông thường xa cách với vợ con, không có mối quan hệ thân thương, gần gũi với người trong gia đình, là những người trông mong nhận được tình thương của các ông.

Khi nói về cảm xúc của các ông cha, Tiến sĩ Norman Wright viết: “Có thể nói, một trong những công tác quan trọng của người cha đối với con, cũng là công tác thường bị quên lãng, đó là giúp con nhận ra cảm xúc của mình và bày tỏ cho người chung quanh biết.” Thật ra, các ông cha lắm khi cũng không nhận ra cảm xúc của chính mình và cũng không biết biểu lộ những cảm xúc đó như thế nào. Nếu ông cha nào có thể giúp con trai nhận biết những cảm xúc của mình và biết cách bày tỏ những cảm xúc đó khi các em còn nhỏ là các ông đã cho con một món quà quý, vì nó sẽ giúp các em phát triển thành một người quân bình. Khi con trai bắt đầu biết nói, tức là vào khoảng hai ba tuổi, là lúc người cha cần ở gần, trò chuyện với con, chỉ cho con thấy những cảm xúc buồn, lo, sợ hãi có nghĩa là gì và con nên làm gì trước những cảm xúc đó. Đây là lúc chúng ta có thể giúp con hiểu những cảm xúc khác nhau và giúp con biết nên biểu lộ những cảm xúc đó thế nào cho thích hợp.

Read more: Cha và Con Trai - Bài 2

 

Mùa Xuân Phục Sinh

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Quý vị có biết tạo sao trên nóc các giáo đường lại có hình cây thánh giá không? Thánh giá hay cây thập tự không phải  là một hình ảnh đẹp 2,000 năm trước nhưng đó là hình ảnh của đau thương và chết chóc. Thập tự hay thập giá là hình ảnh hãi hùng mà người La-mã đã đặt ra để cảnh cáo người đương thời để không ai dám nổi lên chống lại chính quyền La-mã. Hàng ngàn người đã bị tử hình, tay chân bị đóng đinh vào hai thanh gỗ ghép lại thành hình chữ thập. Lịch sử cho biết đóng đinh trên thập giá là một trong những phương pháp xử tử tàn ác nhất vì nạn nhân không chết ngay nhưng hấp hối hàng giờ, hàng ngày, có khi đến cả tuần lễ treo thân giữa trời. Cùng với đau đớn là nỗi nhục nhằn vì nạn nhân bị lột hết quần áo và bản án được treo bên cạnh để bêu riếu, để răn đời.

Những người sống trong thế kỷ thứ nhất ghê sợ và không muốn nhắc đến hình ảnh của thập giá. Nhưng ngày nay thập giá là hình ảnh của đạo đức, của tình thương. Thập giá là dấu hiệu của giáo đường, của bệnh viện, quốc kỳ của những nước Bắc Âu đều mang hình thập giá. Cơ quan thiện nguyện quốc tế, chuyên lo cứu nạn nhân thiên tai, hỏa hoạn, lo vấn đề tù binh, tìm kiếm thân nhân thất lạc là Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế, mang dấu hiệu chữ thập đỏ.

Tại sao một hình ảnh chết chóc, ghê rợn lại biến thành hình ảnh của tình thương, vỗ về, ôm ấp, thánh thiện, tôn nghiêm? Tất cả chỉ vì một người, một người đặc biệt đã chết trên cây thập tự đó. Người đó là Chúa Cứu Thế Giê-xu, con người vô tội, vì tội của nhân loại, chịu chết, treo thân trên thập giá. Chúa Giê-xu phán. “Khi Ta đã được trên lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người đến với Ta.”

Read more: Mùa Xuân Phục Sinh

 

Bữa Tiệc Cuối Cùng

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Chúng ta đang sống trong Mùa Chay, Mùa chúng ta tưởng niệm những thương khó Chúa Giê-xu gánh chịu vì tội của nhân loại. Trước giờ bị bắt và bị giao nộp cho chính quyền La-mã, Chúa Giê-xu đã cùng với các môn đệ ăn bữa ăn cuối cùng với nhau. Bữa ăn nầy thật ra là một bữa ăn mang tính cách tưởng niệm. Chúa Giê-xu và các môn đồ của Ngài ăn bữa ăn là để kỷ niệm ngày người Do-thái được giải phóng khỏi ách nô lệ tại Ai-cập được gọi là Lễ Vượt Qua. Lễ nầy được gọi là lễ Vượt Qua vì trong thời điểm đó, thiên sứ của Chúa đã nhìn vào những nhà có đánh dấu máu chiên trên cửa và đã vượt qua, không hành hạ đứa con đầu lòng của gia đình đó. Chúa Giê-xu phán:

Ta rất muốn ăn lễ Vượt Qua nay với các ngươi trước khi Ta chịu đau đớn. Vì Ta bảo các ngươi, Ta sẽ không ăn lễ nầy nữa cho đến khi lễ ấy được hoàn tất trong vương quốc Đức Chúa Trời (Phúc Âm Lu-ca 22:15-16)

Đây là bữa ăn mang tính cách từ biệt nhưng đồng thời cũng mang tính cách tiên tri. Chúa cho biết: Ta nói cùng các ngươi, từ nay, Ta sẽ không uống nước nho nầy nữa cho tới khi vương quốc Đức Chúa Trời đến. Vương quốc Đức Chúa Trời đến là khi Chúa Giê-xu trở lại đón tiếp những người tin nhận Chúa vào trong nước của Ngài. Người tin Chúa trông chờ vào ngày cứu rỗi toàn diện đó.

Bữa ăn cuối cùng giữa Chúa Giê-xu và các môn đệ chẳng những mang tính cách kỷ niệm về giải phóng trong quá khứ cũng như tiên tri về vương quốc trong tương lai nhưng đồng thời cũng là một bài học thính thị cho các môn đệ của Chúa và chúng ta hôm nay. Bài học thính thị đó thể hiện trong mẩu bánh và ly nước nho Chúa Giê-xu trao cho môn đồ. Kinh Thánh ghi: Ngài lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra, phân phát cho các môn đồ và phán: Nầy là thân thể Ta vì các ngươi mà phó cho. Hãy làm điều nầy để nhớ đến Ta. Hai mươi thế kỷ đã trôi qua và mỗi lần con dân Chúa dự tiệc thánh là để nhớ đến việc Chúa hy sinh thân báu của Ngài cho chúng ta.

Read more: Bữa Tiệc Cuối Cùng

   

Page 42 of 50