Kinh Lạy Cha - Bài 2

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Một trong những từ gần đây người ta dùng rất nhiều để tri ân hay ca tụng là hai chữ “vinh danh”: vinh danh thi sĩ nầy, vinh danh nhà văn nọ, vinh danh các bà mẹ, vinh danh các anh hùng liệt sĩ, v.v… Hai chữ “vinh danh” thật hay và thật đúng, tuy nhiên, khi nhìn lại cuộc đời của chính mình, nhìn vào thế giới chung quanh và nhìn vào Lời Chúa, tôi thấy rằng hai chữ “vinh danh” chỉ nên dùng hay chỉ đáng dùng cho một người, nói đúng hơn cho một Đấng mà thôi, đó là Đấng Thượng Đế Chí Cao, chủ tể của trời đất, Đấng Tạo Hóa, Đức Chúa Trời hay Thiên Chúa. Khi Chúa Cứu Thế giáng sinh, tức là khi Đức Chúa Trời mang thân xác con người để vào đời, thiên thần đã hát những lời mà ta vẫn nghe vào mỗi dịp Giáng Sinh: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời!” Chỉ một mình Thiên Chúa mới đáng nhận hai chữ “vinh danh” mà thôi!

Khi dạy các môn đệ cầu nguyện, trước hết Chúa Giê-xu cho thấy cầu nguyện không phải là tụng niệm hay cầu kinh nhưng cầu nguyện là thưa chuyện với Người Cha Thiêng Liêng ở trên trời. Chúa phán: “Các ngươi hãy cầu như vầy: Lạy Cha chúng con ở trên trời!” Kinh Lạy Cha là một bài cầu nguyện mẫu để chúng ta theo đó thưa chuyện với Chúa. Sau khi cho thấy cầu nguyện là tâm tình với một người cha, Chúa Giê-xu cho thấy điều đầu tiên con người cần làm khi đến với Chúa là phải tôn thờ Ngài.

Bạn nghĩ đến điều gì khi nghe hai chữ cầu nguyện? Nói đến cầu nguyện là chúng ta nghĩ đến việc XIN một điều gì. Nhưng theo lời dạy của Chúa Giê-xu, cầu nguyện trước hết là mối tâm giao đậm đà thắm thiết với một người cha vì Chúa bảo chúng ta cầu nguyện, “Lạy Cha chúng con ở trên trời!” Sau khi móc nối đường dây hay thiết lập mối tương giao giữa chúng ta với Thiên Chúa rồi, Chúa Giê-xu bảo chúng ta cầu nguyện ba điều sau: “Danh Cha được Thánh, Nước Cha được đến, Ý Cha được nên ở đất như ở trời.” Ba lời cầu nguyện nầy là ba lời tâm niệm hay ba lời suy tôn dành cho Chúa của chúng ta. Như vậy chúng ta thấy rằng cầu nguyện không phải là xin xỏ hay tụng niệm nhưng cầu nguyện là tâm giao với người Cha thiêng liêng và cầu nguyện là suy tôn hay tôn thờ Đấng Chí Cao.

Read more: Kinh Lạy Cha - Bài 2

 

Xây Dựng Gia Đình Trong Thế Kỷ 21 - Bài 22

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Kính chào quý thính giả, chúng tôi thật vui được hoan nghênh quý vị đón nghe Câu Chuyện Gia Ðình hôm nay. Chúng tôi đang trình bày về những nguyên tắc Kinh Thánh dạy chúng ta cần áp dụng để hôn nhân Chúa ban cho chúng ta được hạnh phúc bền lâu. Năm nguyên tắc chúng tôi đã nói đến là: (1) Vợ chồng không ích kỷ nhưng quan tâm đến phúc lợi của nhau (2) Dứt khoát khỏi những ràng buộc của đời sống độc thân thật sự hiệp một với nhau (3) Giúp nhau tránh khỏi nguy hiểm của cám dỗ tình dục. (4) Dành thì giờ trò chuyện để hiểu nhau và tâm đầu ý hiệp với nhau. (5) Ứng xử khôn ngoan để bất đồng ý kiến sẽ khiến vợ chồng hiểu nhau và yêu nhau hơn.

Dù yêu nhau nhiều và cẩn thận trong cách cư xử với nhau, không vợ chồng nào tránh được những lúc buồn giận nhau. Khi vợ chồng có điều gì bất bình, chúng ta cần tránh những điều sau: (1) Không che giấu phiền giận trước những việc nghiêm trọng, cần biểu lộ phiền  giận. (2) Khi giận vẫn cẩn thận, tránh có những lời nói hay hành động làm tổn thương nhau. Ðây là 2 điều chúng tôi đã trình bày trước đây, hôm nay xin nói tiếp về những điều khác chúng ta cần tránh khi vợ chồng có chuyện buồn giận nhau.

3. Tránh đem những phiền giận giữa vợ chồng nói cho mọi người biết. Khi giận chúng ta thường mất khôn ngoan và dễ có những hành động tai hại, gây tổn thương cho người liên hệ, khiến mối quan hệ giữa chúng ta với người đó sứt mẻ hay gãy đổ. Một khi mối quan hệ giữa người với người bị gãy đổ sẽ rất khó hàn gắn hay chữa lành. Khó hơn là đánh chiếm cái thành kiên cố, Kinh Thánh dạy: “Một anh em bị mất lòng lấy làm khó được lòng lại hơn là chiếm thủ cái thành kiên cố” (Châm Ngôn 18:19). Vì những hành động và lời nói khi giận rất nguy hiểm nên Kinh Thánh dạy: “Người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận, vì cơn giận của người ta không làm nên sự công bình của Ðức Chúa Trời” (Gia-cơ 1:19-20). Sứ đồ Phao-lô cũng khuyên: “Khi anh em nóng giận thì đừng phạm tội, đừng căm giận cho đến lúc mặt trời lặn, đừng tạo cơ hội nào cho ma quỷ” (Thư Ê-phê-sô 4:26-27, BHÐ). Vì những nguy hiểm đó, khi giận chúng ta cần nhờ Chúa kềm chế lời nói và hành động để sau đó không phải ân hận. Trong quan hệ vợ chồng chúng ta lại càng cần cẩn thận hơn nữa khi buồn giận nhau, vì những điều chúng ta nói hay làm khi đang giận sẽ để lại hậu quả sâu đậm trong lòng người bạn đời, gây tổn thương cho tình cảm giữa vợ chồng.

Read more: Xây Dựng Gia Đình Trong Thế Kỷ 21 - Bài 22

 

Xây Dựng Gia Đình Trong Thế Kỷ 21 - Bài 21

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Chúng tôi đang trình bày những nguyên tắc chúng ta cần áp dụng để hôn nhânmà Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta được hạnh phúc bền lâu. Trong quyển sách tựa đề “Mười Giới Răn Cho Hôn Nhân,” tác giả trình bày Mười Ðiều vợ chồng cần áp dụng để có một hôn nhân hạnh phúc. Trước đây chúng tôi đã trình bày bốn điều đầu tiên, đó là: (1) Vợ chồng không ích kỷ, nhưng trân quý nhau, quan tâm đến phúc lợi của nhau (2) Vợ chồng phải dứt khoát với những ràng buộc cũng như tất cả những kỷ niệm của đời sống độc thân. (3) Hết lòng giúp nhau tránh cám dỗ về mặt tình dục, (4) Dành thì giờ trò chuyện, chia xẻ để hiểu nhau và tâm đầu ý hiệp với nhau. Hôm nay chúng tôi xin trình bày bài thứ 2 của nguyên tắc V, đó là “Không để bất đồng ý kiến khiến vợ chồng phân rẽ hay ngăn cách.”

Trong đời sống hôn nhân, chúng ta cần làm thế nào để những bất hòa, xung đột xảy ra giữa vợ chồng không khiến vợ chồng ngăn cách, chia rẽ nhau nhưng đem lại hữu ích cho hôn nhân của hai người. Vợ chồng quý vị có bao giờ giận nhau, phiền nhau hay cãi nhau không? Chắc hẳn là có. Người nào nói rằng vợ chồng tôi không bao giờ giận nhau, không bao giờ bất đồng ý kiến với nhau thì có lẽ người đó không nói thật hoặc chưa sống thật với nhau, chưa sống thật với con người yếu đuối, tội lỗi của mình. Thực tế là, không vợ chồng nào được miễn trừ khỏi những lúc phiền giận hay bất đồng ý kiến với nhau. Dù yêu nhau nhiều đến đâu, dù sống với nhau đã bao nhiêu năm và dù trưởng thành đến mức độ nào, vợ chồng vẫn có những lúc buồn giận nhau hoặc bất đồng ý kiến với nhau. Lý do là, vợ và chồng là hai cá thể riêng biệt, thuộc hai phái tính khác nhau, tính tình khác nhau và cả hai đều là con người yếu đuối, bất toàn; vì thế khi sống chung dưới một mái nhà, hết ngày này qua ngày khác, không thể tránh được những đụng chạm, bất hòa, bất đồng ý kiến, buồn lòng nhau. Người ta thường nói, “Vợ chồng cũng như chén bát trong sóng, không thể nào không va chạm.”

Chúng tôi xin tạm gọi tất cả những bất hòa, va chạm, bất đồng ý kiến giữa vợ chồng là xung đột trong hôn nhânCó hai ý tưởng hay hai suy nghĩ sai lầm về xung đột trong hôn nhân mà nhiều người vẫn tin hay vẫn chủ trương. Sai lầm thứ nhất là nói rằng, nếu hôn nhân của chúng ta thật sự tốt đẹp, vững mạnh, vợ chồng sẽ không bao giờ có nan đề hay có xung đột. Sai lầm thứ hai là nói rằng, bất hòa hay bất đồng ý kiến giữa vợ chồng sẽ gây tổn hại cho hôn nhân. Trước hết, xung đột hay bất hòa giữa vợ chồng là điều không thể tránh được, thật ra phải nói rằng xung đột và bất hòa giữa vợ chồng là điều bình thường, không có gì đáng cho chúng ta phải che giấu hay bào chữa. Một số bạn trẻ khi bước vào hôn nhân với người yêu thường nghĩ vợ chồng mình sẽ không bao giờ giận nhau hay to tiếng với nhau. Nếu nghĩ như thế, không sớm thì muộn, các bạn đó sẽ thất vọng về hôn nhân của mình. Chúng ta cần nhớ rằng, vợ chồng dù yêu nhau nhiều, dù trưởng thành trong tâm tính, trong đức tin, biết Lời Chúa dạy và quyết tâm thực hành Lời Chúa trong đời sống, vẫn sẽ không tránh được những lúc có nan đề hay bất hòa khi hai người thật sự sống chung, thật sự chia xẻ tất cả mọi điều. Xung đột trong hôn nhân là một phần của đời sống, là điều cần thiết trong tiến trình tăng trưởng của hôn nhân, trong sự trưởng thành của vợ chồng. Nói đúng hơn, nan đề hay xung đột trong hôn nhân là điều cần có để vợ chồng cùng tăng trưởng trong tình yêu. Ðiều chúng ta cần quan tâm không phải là vợ chồng mình có xung đột với nhau hay không, nhưng là: khi gặp xung đột, bất hòa, khi có điều hiểu lầm nhau, làm tổn thương nhau, chúng ta cần phải xử sự như thế nào? Nếu phản ứng đúng và khôn ngoan, chúng ta sẽ giúp nhau xây dựng một hôn nhân hạnh phúc. Suy nghĩ sai lầm thứ hai là nói rằng, xung đột hay bất hòa giữa vợ chồng sẽ gây tổn thương và khiến hôn nhân đi đến gãy đổ, vì thế bằng mọi giá, vợ chồng phải tránh xung đột, tránh bất hòa với nhau. Thưa quý vị, bất hòa giữa vợ chồng không nhất thiết sẽ làm tổn thương tình cảm vợ chồng; đúng ra, bất hòa và xung đột là điều cần thiết để có một hôn nhân trưởng thành, vững mạnh. Khi đối diện với bất hòa, bất đồng ý kiến, nếu chúng ta xử sự khôn ngoan và với tình yêu thương, sẽ giúp tình cảm vợ chồng tăng trưởng, vì chúng ta sẽ hiểu nhau hơn và yêu nhau sâu đậm hơn.

Read more: Xây Dựng Gia Đình Trong Thế Kỷ 21 - Bài 21

 

Kinh Lạy Cha - Bài 3

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Một trong những tin tức hàng đầu trong tuần lễ vừa qua là tin nước Anh vừa có thêm một hoàng tử, hoàng tử George. Hoàng tử George sẽ người đứng hàng thứ ba trong việc nối ngôi tại vương quốc Anh. Ngày nay chỉ còn một vài nước trên thế giới còn theo chế độ quân chủ, nghĩa là có vua hay nữ hoàng cầm quyền như Anh Quốc, Thái Lan hay Nhật Bản… Thật ra, đây là những chế độ quân chủ lập hiến, mang tính cách nghi lễ nhiều hơn là thực sự nắm giữ quyền hành.

Trong Câu Chuyện Phúc Âm hôm nay, chúng tôi xin về một nước, một vương quốc mà vị vua thật sự cầm quyền. Tôi muốn nói đến Nước của Đức Chúa Trời hay Vương Quốc Của Thiên Chúa. Đức Chúa Giê-xu khi đến trần gian nầy, lời giảng đầu tiên của Ngài cho nhân loại là: “Kỳ đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã đến gần, các ngươi hãy ăn năn và tin nhận Phúc Âm!” Đức Chúa Giê-xu đến trần gian công bố thiết lập một vương quốc mới, vương quốc của Thiên Chúa tức là Nước Của Đức Chúa Trời. Nước của Chúa hay vương quốc của Chúa nói đến quyền cai trị của Ngài. Bất cứ ai tin nhận Chúa, chấp nhận thẩm quyền của Ngài trong đời sống, là thần dân của Ngài, sống trong vương quốc của Chúa, trong Nước của Chúa.

Trong hai tuần qua, chúng ta cùng nhau học lời cầu nguyện Chúa Giê-xu dạy và lời cầu xin thứ hai Chúa Giê-xu dạy chúng ta cầu nguyện như sau: “Nước Cha được đến!” “Nước Cha được đến” nghĩa là thế nào? Sau khi bảo chúng ta cầu nguyện, “Danh Cha được thánh” như chúng ta học trong tuần vừa qua, Chúa bảo chúng ta cầu nguyện, “Nước Cha được đến.” Nước của Chúa nói đến quyền cai trị của Chúa và cầu nguyện “Nước Cha được đến” nghĩa là xin tuân phục thẩm quyền của Chúa trong đời sống của chúng ta. Mỗi người chúng ta sống là sống dưới một thẩm quyền nào đó. Có thể chúng ta nói rằng mình độc lập, không ở dưới quyền của ai cả. Nhưng khi nói như vậy nghĩa là thẩm quyền đó chính là chúng ta, chúng ta làm chủ chính mình. Đó là những người sống theo triết lý của nhà thơ Earnest Henley khi ông viết: “Tôi là người chỉ huy số phận của tôi, tôi là chủ của linh hồn tôi!” Sinh ra làm người, sống trên trần gian nầy mà nói rằng mình là chủ tức là gạt sang một bên thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa, Đấng đã tạo dựng nên chúng ta. Mỗi chúng ta vì vậy cần phải cầu nguyện lời cầu nguyện Chúa Giê-xu dạy, “Nước Cha được đến” nghĩa là công nhận thẩm quyền tối hậu của Ngài trong đời sống chúng ta. Đức Chúa Trời đã tạo dựng chúng ta, ban cho chúng ta hơi thở, sự sống, sức khỏe, trí khôn ngoan, khả năng làm việc. Chúa cung cấp cho chúng ta mọi nhu cầu của đời sống. Ngài cũng là Đấng quyết định thời gian sống của chúng ta trên cõi đời nầy. Nếu Đức Chúa Trời là Đấng đó mà chúng ta không công nhận thẩm quyền của Ngài thì thật là mâu thuẫn. Đức Chúa Trời có toàn quyền trên chúng ta nhưng Ngài cũng ban cho con người chúng ta ý chí tự do nghĩa là chúng ta có quyền lựa chọn và quyết định. Đó là đặc tính cao quý của con người, không như những tạo vật khác, chỉ sống theo bản năng.

Read more: Kinh Lạy Cha - Bài 3

   

Page 10 of 50