Xây Dựng Hôn Nhân Trong Thế Kỷ 21 (Bài 37)

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Kính chào quý thính giả, chúng tôi chân thành cảm ơn quý vị đón nghe Câu Chuyện Gia Đình của chương trình Phát Thanh Tin Lành hôm nay. Chúng tôi đang trình bày về những Nguyên Tắc giúp chúng ta xây dựng hôn nhântrong thế kỷ 21 này cho được vững bền và hạnh phúc. Những nguyên tắc đó gồm có:

(1) Vợ chồng không sống ích kỷ nhưng quan tâm đến phúc lợi của nhau

(2) Dứt khoát khỏi những ràng buộc và kỷ niệm của thời độc than

(3) Vợ chồng giúp nhau tránh khỏi cám dỗ tình dục, dưới mọi hình thức

(4) Dành thì giờ trò chuyện với nhau thường xuyên để vợ chồng luôn tâm đầu ý hiệp

(5) Khi có bất đồng ý kiến, ứng xử khôn ngoan để vợ chồng hiểu nhau và thông cảm nhau hơn

(6) Cẩn thận trong việc chi dùng tiền bạc để không sa vào nợ nần

(7) Sẵn sàng tha thứ và tiếp tục tha thứ lỗi lầm của nhau

(8) Quyết tâm chăm sóc nhau để giữ cho tình yêu luôn được tươi mới

(9) Khi gặp nan đề, không bỏ cuộc nhưng sẵn sàng làm lại từ đầu

(10) Đặt mục tiêu: quyết tâm xây dựng một hôn nhân hạnh phúc cho đến cuối cuộc đời

Trong Câu Chuyện Gia Đình kỳ trước chúng tôi nói tiếp về Nguyên Tắc VII,Tinh Thần Tha Thứ Trong Hôn Nhân. Nếu quý vị muốn nghe lại những điều chúng tôi đã trình bày, xin liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại sẽ loan báo ở cuối giờ phát thanh, chúng tôi sẽ rất vui được gởi đến quý vị.

Thưa quý vị, chúng ta đều biết, vợ chồng cần sẵn sàng tha thứ nhau khi có lỗi lầm thì đời sống mới yên vui hạnh phúc và hôn nhân mới được bền lâu. Nhưng chúng ta cần tha thứ với lòng thành thật. Để việc tha thứ nhau mang lại kết quả, sự tha thứ đó phải thành thật, người xin lỗi cũng như người tha lỗi phải thành thật biết lỗi và thành thật bỏ qua lỗi lầm của nhau. Đặc điểm thứ hai của tha thứ thật là tha thứ rồi thì quên, không nhớ tới lỗi lầm của nhau nữa. Đặc điểm thứ ba của tha thứ thật là không nhắc lại chuyện đã xảy ra, không kể lể cho người khác. Đó là những đặc điểm chúng tôi trình bày trong Câu Chuyện Gia Đình kỳ trước. Đặc điểm cuối cùng của tha thứ thật là:

Read more: Xây Dựng Hôn Nhân Trong Thế Kỷ 21 (Bài 37)

 

Tháng Cảm Tạ

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Nếu có ai hỏi tôi rằng tôi thích tháng nào nhất trong năm, tôi sẽ trả lời đó là tháng 11. Bạn biết tại sao tôi thích tháng 11 không? Tôi thích tháng 11 chẳng những vì mùa thu, tiết trời dễ chịu, không quá lạnh cũng không quá nóng. Tôi cũng thích tháng 11 vì tháng nầy ít lễ lạc, hội hè, không làm cho mình quá bận rộn. Nhưng điều làm tôi thích tháng 11 hơn cả là trong tháng nầy có ngày Lễ Tạ Ơn. Lễ Tạ Ơn không xôn xao, nhộn nhịp như lễ Giáng Sinh, cũng không tưng bừng như ba ngày Tết, nhưng năm nào cũng vậy, cứ đến ngày lễ Tạ Ơn, tôi thấy lòng mình lâng lâng một niềm vui nhè nhẹ, khó tả.

Có một năm tôi được dự lễ Cảm Tạ ở Canada và trong ngày lễ nầy tại một nhà thờ nhỏ ở miền Đông Canada, tôi thấy người ta đem đến nhà thờ những hoa màu của nông trại, mỗi thứ một ít, tượng trưng cho mùa màng vừa gặt hái. Một vài trái bí, một ít bắp, một ít đậu xanh, một vài cây bông cải. Hình ảnh tươi mát của những nông phẩm giúp tôi ghi nhận rõ ràng hơn ý nghĩa của ngày lễ Cảm Tạ. Cảm tạ hay tạ ơn nghĩa là gì nếu không phải là ghi nhận sâu xa từ trong đáy lòng về ơn mưa móc và tất cả những gì Thiên Chúa đã làm cho con người.

Tôi được ngồi đây, giờ nầy nói chuyện với Bạn và Bạn đang ở đâu đó nghe được tiếng nói nầy. Đó cũng là ơn Thiên Chúa ban cho chúng ta. Tôi nói đây là ơn bởi vì có khi có những chuyện bình thường, nhỏ nhặt như mở miệng để nói, lắng tai để nghe ta cũng không làm được vì tật bệnh, vì yếu đau, vì hoàn cảnh. Buổi sáng thức giấc, ta có thể trở mình, ra khỏi giường, bước vào một ngày mới, đó cũng là ơn Thiên Chúa ban cho chúng ta và chúng ta phải sống với lòng biết ơn và tinh thần cảm tạ mỗi ngày.

Read more: Tháng Cảm Tạ

 

Kinh Lạy Cha - Bài 7

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Trong mấy tuần qua, chúng ta đã cùng nhau học bài cầu nguyện Chúa Giê-xu dạy các môn đệ thường được gọi là bài Kinh Lạy Cha. Bài Kinh Lạy Cha không phải là bài kinh cho chúng ta tụng niệm nhưng đây là bài cầu nguyện mẫu, một khuôn mẫu cầu nguyện, hướng dẫn chúng ta biết phải cầu nguyện như thế nào. Nhiều người không tin nơi sự cầu nguyện cho đến khi lâm vào cảnh nguy khốn mới thấy cầu nguyện là cần thiết và không thể không cầu nguyện. Đối với một số tôn giáo, cầu nguyện chỉ là những lời tụng niệm, lặp đi lặp lại nhiều lần với ý nghĩ nhờ tụng niệm nhiều lần mà lời cầu xin của mình được linh ứng. Khi Chúa Giê-xu dạy các môn đệ của Ngài cầu nguyện, Chúa cho thấy cầu nguyện là một mối tâm giao, một cuộc trò chuyện giữa con với Cha. Đức Chúa Trời là Người Cha thương yêu và chúng ta là những người con của Ngài. Cầu nguyện không chỉ là cầu xin, nhưng cầu nguyện là tương giao, là tôn thờ, là cảm tạ và sống trong tinh thần tương giao, thờ phượng và cảm tạ đó.

Để có thể cầu nguyện, trước hết, chúng ta phải có mối tương giao với Đức Chúa Trời là Cha của chúng ta vì cầu nguyện trước hết là trò chuyện với Người Cha trên trời. Để có được mối tương giao đó, chúng ta phải nối lại mối tương giao đã bị cắt đứt vì tội lỗi. Tội lỗi là điều đã phân chia, ngăn cách chúng ta với Thiên Chúa thánh khiết. Lời cầu nguyện đầu tiên vì vậy là lời cầu nguyện xưng tội và tin nhận. Nhận mình là tội nhân và xin Chúa tha thứ qua cái chết chuộc tội của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Lời cầu nguyện đầu tiên vì vậy cũng là lời cầu nguyện tin nhận. Tin nhận Chúa Giê-xu là Đấng đã chịu chết thay cho mình để nối lại mối tương giao giữa Đức Chúa Trời và con người đã bị cắt đứt vì tội lỗi.

Trong thế giới chúng ta đang sống, để có thể sử dụng điện thoại, điều đầu tiên là điện thoại của chúng ta phải được khởi động (activate). Cũng vậy, để có thể bắt liên lạc, nói chuyện với Đức Chúa Trời, đường giây liên lạc giữa chúng ta với Đức Chúa Trời phải được nối kết. Đường giây giữa chúng ta với Đức Chúa Trời được nối kết khi chúng ta nhận mình là tội nhân, ăn năn tội, tin nhận Chúa Giê-xu là Đấng đã chịu chết vì mình. Cầu nguyện tin nhận Chúa như vậy với lòng tin chân thành, chúng ta sẽ kinh nghiệm được ơn tha tội và ơn cứu rỗi của Chúa và lúc đó chúng ta mới có thể mở miệng gọi Thiên Chúa là Cha và cầu nguyện với Ngài: “Lạy Cha chúng con ở trên trời!”

Read more: Kinh Lạy Cha - Bài 7

 

Xây Dựng Gia Đình Trong Thế Kỷ 21 - Bài 26

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Kính chào quý thính giả, chúng tôi chân thành cảm ơn quý vị đón nghe Câu Chuyện Gia Ðình của Chương Trình Phát Thanh Tin Lành. Chúng tôi thật vui vì có cơ hội chia xẻ với quý vị những nguyên tắc Kinh Thánh dạy nhằm giúp chúng ta xây dựng cho hôn nhân được hạnh phúc bền lâu. Dù chúng ta làm công việc gì, thành công bao nhiêu về mặt kinh tế, và có vị trí quan trọng trong xã hội đi nữa nhưng nếu không có một mái ấm gia đình, một hôn nhân ngọt ngào thì đời sống vẫn thiếu bình an, hạnh phúc. Vì vậy ước mong rằng những nguyên tắc Kinh Thánh dạy mà chúng tôi chia xẻ với quý vị trong Câu Chuyện Gia Ðình hằng tuần sẽ đem đến cho quý vị những điều thực tế có thể áp dụng được để gia đình chúng ta được yên vui, tình yêu vợ chồng luôn đậm đà tươi mới.

Như đã thưa trong Câu Chuyện Gia Ðình kỳ trước, vợ chồng không thể tránh được những lúc làm buồn lòng nhau, bất đồng ý kiến với nhau. Vì vậy, khi chuyện không vui xảy ra chúng ta cần xử sự tế nhị, như Lời Chúa dạy để hôn nhân không gãy đổ nhưng ngày càng bền chặt hơn. Sáu điều chúng ta cần làm khi vợ chồng có điều bất hòa với nhau là:

  • Dành thì giờ với Chúa: cầu nguyện và lắng nghe Chúa phán dạy
  • Cố gắng để hiểu và thông cảm người phối ngẫu
  • Khách quan nhìn lại để thấy những sai sót của chính mình
  • Tìm cơ hội nói chuyện để giải hòa
  • Ðừng giận cho đến khi mặt trời lặn
  • Ðặt việc nhận lỗi và tha thứ vào ưu tiên hàng đầu

Kỳ trước chúng tôi đã trình bày hai điều đầu tiên:

  • Dành thì giờ cầu nguyện, đọc Kinh Thánh để nghe Lời Chúa phán dạy cho chính mình
  • Cố gắng tìm hiểu để thông cảm người phối ngẫu

Read more: Xây Dựng Gia Đình Trong Thế Kỷ 21 - Bài 26

   

Page 8 of 50