Đổi Giờ

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Mỗi năm vào tháng Ba, chúng ta lại vặn đồng hồ lên một giờ với mục đích là tiết kiệm khoảng thời gian có ánh sáng mặt trời (Daylight Saving Time). Đây là điều mà các nước trong vùng ôn đới thường làm hằng hăm để có thêm giờ vào buổi chiều cho các sinh hoạt ngoài trời vào mùa Xuân và mùa Hè. Đề nghị vặn đồng hồ lên một giờ vào Mùa Xuân và Mùa Hè là ý kiến của một nhà khảo cứu côn trùng và thiên văn người Tân-tây-lan, ông George Vernon Hudson vào năm 1895 nhưng đến năm 1916 việc đổi giờ nầy mới được áp dụng lần đầu tiên tại hai nước ở Âu châu. Hiện nay một số nước trên thế giới vẫn áp dụng chương trình đổi giờ hàng năm. Một số nước khác thì ngày nay không áp dụng nữa. Một số nước thì từ trước đến nay không bao giờ áp dụng việc đổi giờ nầy. Tại Hoa-kỳ, hai tiểu bang không áp dụng việc đổi giờ hàng năm là Arizona và Hawaii. Phần lãnh thổ tự trị của người Navajo ở Arizona thì lại theo việc đổi giờ hàng năm.

Nói chung, sở dĩ có việc đổi giờ là vì người ta muốn có thêm thì giờ vào buổi tối vì thì giờ có ánh sáng mặt trời vào mùa Xuân và mùa Hạ nhiều hơn mùa Thu và mùa Đông. Câu tục ngữ: “Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng Mười chưa cười đã tối” nói lên cùng một ý nghĩa. Một ngày bao giờ cũng có 24 giờ, mùa Đông cũng như mùa Hè, nhưng thời gian có ánh sáng mặt trời mỗi mùa dài ngắn khác nhau. Chính vì vậy mà việc đổi giờ mới có ý nghĩa. Người ta có thể đổi giờ để thấy như ngày dài hơn, nhưng ngày vẫn vậy, không có gì thay đổi. Nếu thay đổi được thì giờ hay thời gian, có lẽ con người đã không chỉ đổi một giờ đồng hồ nhưng sẽ đổi để cho đời sống kéo dài lâu hơn, nhưng Chúa Cứu Thế Giê-xu dạy:

Có ai trong các con nhờ lo lắng mà làm cho cuộc đời mình dài thêm một khoảnh khắc không? (Phúc Âm Ma-thi-ơ 6:27)

Read more: Đổi Giờ

 

Chuyện Lứa Đôi - Bài 13

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Dung và Thiện là bạn học cùng trường. Thiện vào đại học trước Dung một năm. Tuy hai người không học chung một lớp nào nhưng vì cùng một ngành nên hay gặp nhau. Những lúc làm bài trong thư viện hay trong lab đã tạo cho hai người nhiều cơ hội gặp gỡ trò chuyện với nhau. Thế rồi chỉ trong vòng một năm, mối quan hệ xã giao lúc đầu đã trở thành tình bạn và rồi biến thành tình yêu lúc nào không hay.

Dung là đứa con gái nhút nhát, không giao thiệp nhiều cũng không biết gì về những người khác phái. Trong khi đó Thiện lại có nhiều kinh nghiệm trong cách giao tiếp với phái nữ. Thiện ăn nói khôn ngoan, tế nhị và rất là lịch sự đối với Dung, vì thế Dung không những yêu thương, khâm phục mà cũng tin cậy Thiện hết lòng. Thiện thường chỉ vẽ cho Dung biết là khi hai người yêu nhau thì nên đi chơi ở đâu, đi ăn nơi nào cho thích hợp. Thiện cũng hay đưa Dung đi đến những chỗ riêng tư vắng vẻ để hai người được tự do tâm tình với nhau.

Từ ngày có bạn trai, Dung hay vắng nhà và thường hay nói dối cha mẹ để đi chơi với Thiện. Càng ngày hai người càng đi với nhau thường xuyên hơn. Sau một thời gian, mỗi lần đi với Thiện như thế khi về Dung thường cảm thấy xấu hổ và hối hận vì biết hai người đã vượt quá giới hạn của tình bạn. Tuy nhiên vì sợ Thiện giận và sợ mất người yêu, Dung không dám nói lên điều nàng suy nghĩ. Dung cũng không dám có phản ứng gì, vì sợ Thiện bất bình hay phật ý. Hơn nữa, Dung cũng tin tưởng ở chính mình, nàng nghĩ rằng dù sao mình cũng đủ khôn ngoan, sáng suốt và nhất định sẽ không có chuyện gì quá đáng xảy ra. Nhưng Dung đâu biết rằng cám dỗ đã tràn đến trong lúc nàng không ngờ và nàng đã ngã vào cám dỗ một cách đau thương.

Kính thưa quý vị cùng các bạn thân mến, cám dỗ tình dục là thứ cám dỗ vô cùng mạnh mẽ và kinh khủng vì thế dù trong lứa tuổi nào chúng ta cũng phải cẩn thận đề phòng và tránh xa. Đúng như câu người ta thường nói: "Hãy tránh cám dỗ tình dục như tránh lửa địa ngục. Nếu không nó sẽ đốt cháy cuộc đời chúng ta." Thánh Phao-lô cũng khuyên chàng trai trẻ Ti-mô-thê:

Read more: Chuyện Lứa Đôi - Bài 13

 

Chuyện Lứa Đôi - Bài 11

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Gần đây, trong tiết mục câu chuyện gia đình của chương trình Phát Thanh Tin Lành chúng tôi đề cập đến một đề tài dành cho các bạn trẻ, gọi là "Chuyện Lứa Đôi." Qua đề tài này chúng tôi đã nói đến những điều các bạn cần tìm hiểu cẩn thận về người yêu trước khi quyết định bước vào hôn nhân. Chúng tôi cũng đã nói về những điều các bạn cần tránh khi quyết định lập gia đình. Hôm nay chúng tôi xin chia xẻ một vấn đề mà tất cả những bạn trẻ đang yêu đều đối diện, đó là cám dỗ về tình dục. Thật ra không chỉ những người trẻ còn độc thân mà những người lớn tuổi còn độc thân hay người lớn tuổi đã có gia đình cũng thường phải đối diện với cám dỗ này hằng ngày.

Ngày nay không còn có chuyện cô dâu chú rể đến ngày cưới mới biết mặt nhau, vì ai cũng biết rằng vợ chồng phải quen phải yêu thương và phải biết nhau mới có thể sống hòa hợp với nhau. Vì vậy, trước khi quyết định bước vào hôn nhân với nhau, các bạn trẻ cần có thời gian gặp gỡ và tâm tình để tìm hiểu nhau. Sự gặp gỡ riêng tư này rất cần thiết và ích lợi nhưng cũng có thể đưa đến nhiều nguy hiểm. Nguy hiểm lớn hơn cả là cám dỗ về tình dục. Chính vì nguy hiểm này mà ngày xưa các cụ chủ trương "nam nữ thọ thọ bất thân" và không cho phép thanh niên thiếu nữ gặp riêng hay đi riêng với nhau.

Trong thời đại của chúng ta vì mối quan hệ nam nữ có phần cởi mở hơn, và vì thấy các bạn trẻ cần gặp nhau để tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định sống đời với nhau, các bạn trẻ được tự do hơn, được gặp nhau trong những khung cảnh riêng tư hơn. Tuy nhiên, cám dỗ về tình dục vẫn là một nan đề lớn mà các bạn phải cẩn thận đề phòng.

Read more: Chuyện Lứa Đôi - Bài 11

 

Chuyện Lứa Đôi - Bài 12

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Những người vượt ra ngoài vòng lễ giáo, đi ngược với lời khuyên dạy của Kinh Thánh, để được tự do luyến ái và chung đụng trong đời sống tình dục, thường gặt lấy những hậu quả sau đây:

 

  • Mất đi niềm vui và bình an trong tâm hồn
  • Không còn ở trong mối tâm giao mật thiết với Chúa
  • Làm hỏng chương trình của Chúa cho đời sống
  • Khiến tình yêu của hai người bị tổn thương

Khi đứng trước cám dỗ tình dục, một số bạn trẻ thường nghĩ: sự kết hợp thể xác sẽ khiến mình yêu nhau nhiều hơn và gắn bó với nhau hơn. Điều này chỉ đúng trong hôn nhân, giữa vợ và chồng. Đối với những người chưa phải là vợ chồng, sự chung đụng thể xác sẽ gây ra những tai hại lớn lao như sau:

Hổ thẹn khi gặp nhau và gặp người chung quanh

Tai hại đầu tiên là sau khi ngã vào cám dỗ, các bạn sẽ thấy xấu hổ, ngượng ngùng, không dám nhìn nhau nữa. Không những thế, hai người cũng cảm thấy xấu hổ khi đứng trước cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn bè quan thuộc. Nếu các bạn cứ tiếp tục phạm tội, mỗi khi gặp nhau hai người sẽ chỉ nghĩ đến tình dục chứ không còn chú ý phát triển tình yêu hay những điều tốt đẹp khác. Từ đó, hai người không còn thì giờ để tìm hiểu về tính tình, ước mơ hay mục đích đời sống của nhau, cũng không còn để ý đến việc gây dựng và chuẩn bị cho đời sống tương lai.

Mất lòng tin cậy nhau

Có lẽ các bạn không nói ra nhưng trong thâm tâm hai người có thể cùng hỏi: "Nếu đối với mình mà chàng/nàng hành động như vậy, rồi đối với người khác thì sao? Không biết mình là người thứ mấy đây? Chắc người này chỉ lợi dụng mình chứ không thật lòng yêu thương mình!?" Từ đó hai người có thể sẽ nghi ngờ nhau. Hơn nữa, khi bị người yêu dụ dỗ và không gìn giữ tiết hạnh cho mình, các cô sẽ không còn tin cậy người yêu như lúc ban đầu. Nếu các anh vì bị người yêu quyến dụ mà ngã vào tội lỗi, cũng sẽ mất lòng tin cậy người yêu. Hai người sẽ không còn tin cậy lòng chân thật và trong sạch của nhau. Các bạn cũng sẽ không còn tin tưởng vào ý chí và sự trưởng thành của người yêu khi đứng trước những khó khăn, thử thách hay cám dỗ trong đời.

Read more: Chuyện Lứa Đôi - Bài 12

   

Page 2 of 50