Ma-ri Ma-đơ-len Nữ Môn Đệ Trung Tín - Bài 2

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Chúng ta đang ở trong tuần thánh, kỷ niệm cuộc khổ nạn Chúa Cứu Thế gánh chịu vì nhân loại và cũng sẽ mừng ngày Chúa phục sinh nên Câu Chuyện Gia Đình hôm nay xin trình bày tiếp bà Ma-ri Ma-đơ-len, một nhân vật đặc biệt trong ngày Phục Sinh đầu tiên.

Ma-ri Ma-đơ-len là người đầu tiên gặp Chúa Phục Sinh

Trong tất cả các môn đồ của Chúa Giê-xu, bà Ma-ri Ma-đơ-len được vinh dự là người đầu tiên gặp Chúa Giê-xu từ kẻ chết sống lại. Đây là đặc ân thật xứng đáng cho người kính yêu Chúa, trung tín hầu việc Chúa và theo Chúa trên đường khổ nạn cho đến cuối cùng. Một tác giả nọ viết: “Khi Chúa Giê-xu chịu đóng đinh vì tội của nhân loại, Ma-ri Ma-đơ-len là người cuối cùng đứng bên chân thập tự, ba ngày sau, bà là người đầu tiên đến thăm mộ Chúa, vì thế bà cũng là người đầu tiên gặp Chúa Phục Sinh. Ma-ri Ma-đơ-len được chứng kiến biến động lớn nhất trong lịch sử loài người, là nền tảng của đức tin Cơ-đốc, đó là sự việc Chúa Giê-xu từ kẻ chết sống lại. Đây là vinh dự lớn lao Chúa dành cho bà.”

Chúa Giê-xu chịu đóng đinh trên thập giá vì tội của nhân loại, người ta chôn Chúa vào chiều thứ sáu, tức là bắt đầu ngày Sa-bát. Theo luật Do Thái giáo, không ai được làm gì trong ngày Sa-bát, vì thế bà Ma-đơ-len không thể đi thăm mộ Chúa. Ngày thứ nhất trong tuần sau đó bà thức dậy thật sớm và cùng với vài người bạn đi thăm mộ vị thầy kính yêu. Kinh Thánh ghi: “Khi trời còn mờ mờ, Ma-ri Ma-đơ-len tới mộ.” Khi đến nơi, thấy tảng đá lấp cửa mộ đã dời đi, Ma-ri đi tìm Phi-e-rơ và Giăng và nói cách lo lắng: “Người ta đã dời xác Chúa đi rồi, không biết để ở đâu.” Hai môn đồ đi với Ma-ri đến mộ, bước vào xem và thấy đúng như vậy, xác Chúa Giê-xu không còn đó, hai người bèn trở về. Những người đến mộ Chúa đều về hết nhưng Ma-ri thì không. Từ khi Chúa bị chôn đến hôm nay bà mới được thăm mộ Chúa. Bà trông mong được tẩm thuốc thơm cho Ngài nhưng bây giờ xác Chúa không còn đó! Quá buồn và thất vọng, bà không muốn ra về.

Read more: Ma-ri Ma-đơ-len Nữ Môn Đệ Trung Tín - Bài 2

 

Ma-ri Bên Thập Giá

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Trong Mùa Thương Khó và Phục Sinh, kỷ niệm cái chết của Chúa Giê-xu và sự sống lại của Ngài, chúng tôi xin dựa vào những chi tiết các sách Phúc Âm trong Thánh Kinh Tân Ước ghi lại, trình bày một vài điều về mối quan hệ giữa Chúa Giê-xu và bà Ma-ri, người mẹ về phần xác của Chúa, đặc biệt nhìn vào những niềm đau mà bà Ma-ri phải trải qua trong vai trò Ðức Chúa Trời đã chọn để trao cho bà.

Theo Phúc âm Lu-ca chương 2, khi ông Giô-sép và bà Ma-ri đem Chúa Giê-xu lên đền thờ để dâng cho Ðức Chúa Trời, theo lễ nghi Do thái giáo, cụ Si-mê-ôn có mặt trong đền thờ lúc đó đã bế Chúa Hài Ðồng lên và tôn vinh Ðức Chúa Trời. Với bà Ma-ri, cụ Si-mê-ôn nói: "Còn phần ngươi, có một thanh gươm sẽ đâm thấu qua lòng ngươi" (Lu-ca 2:35). Ðây là lời nói trước về những đớn đau bà Ma-ri phải chịu trong vai trò người mẹ về phần xác của Chúa Cứu Thế, và lời tiên tri đó đã thành sự thật nhiều lần trong cuộc đời bà. Ngoài những đau buồn, tai tiếng bà phải chịu vì bằng lòng mang thai Chúa Giê-xu khi chưa thành hôn với ông Giô-sép, khi Chúa lớn lên, và nhất là khi Ngài bắt đầu chức vụ, bà Ma-ri đã nhiều lần chấp nhận những đau đớn về tinh thần, chẳng khác gì mũi gươm đâm vào trái tim bà.

Theo phúc âm Lu-ca 2:41-50, năm Chúa Giê-xu mười hai tuổi, Ngài đi với cha mẹ lên đền thờ Giê-ru-sa-lem. Lúc cha mẹ ra về, Chúa ở lại đền thờ mà ông bà không biết. Sau mấy ngày đường, ông bà mới hay là đã lạc mất con nên quay trở lại đền thờ tìm. Khi thấy Chúa Giê-xu ngồi nói chuyện với các nhà lãnh đạo tôn giáo, bà Ma-ri có ý trách Ngài, nói: "Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!" Nhưng Chúa Giê-xu trả lời: "Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?" Thánh Kinh cho biết, ông Giô-sép và bà Ma-ri không hiểu lời Chúa nói và có lẽ bà Ma-ri cũng rất đau lòng về câu trả lời đó.

Read more: Ma-ri Bên Thập Giá

 

Ðối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 7

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Nguyên tắc 9: Nói thật với nhau nhưng nói với lòng yêu thương

Vợ chồng quý vị có thương nhau không? Chắc hẳn là có, thương nhau quý vị mới lập gia đình với nhau. Nhưng tình yêu của quý vị là tình yêu như thế nào? Trước hết, Lời Chúa dạy, lòng yêu thương phải cho thành thật, hãy gớm điều dữ mà mến điều lành (Rô-ma 12:9). Tình yêu phải thành thật, phải tránh điều dữ và gắn bó với điều lành. Tình yêu thật là nền tảng cho mối quan hệ giữa chúng ta với người chung quanh, nhất là trong quan hệ vợ chồng. Nếu vợ chồng thật sự yêu nhau, chúng ta phải thành thật với nhau trong lời nói. Có những vợ chồng thương nhau nhưng không thành thật với nhau, trong lời nói cũng như trong vấn đề tiền bạc, tình cảm, v.v... Ðối thoại là để vợ chồng hiểu nhau, nhưng nếu nói với nhau những lời không thành thật, chúng ta sẽ không thật sự hiểu nhau và khó có thể hiệp nhất với nhau, còn không thành thật trong chuyện tiền bạc, tình cảm, chúng ta sẽ mất lòng tin cậy nhau. Về cách sử dụng lời nói, sứ đồ Phao-lô nhắn nhủ như sau: Chúa muốn chúng ta không như trẻ con nữa, ... nhưng muốn cho chúng ta lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chân thật (Ê-phê-sô 4:14-15). Ðức Chúa Trời muốn chúng ta lấy tình yêu thương nói lên sự thật với nhau.

Chúng ta thường nghe câu lời thật mất lòng, và vì sợ mất lòng mà nhiều người thiếu thành thật với nhau. Lời thật có thể làm mất lòng, nhưng theo Lời Chúa dạy, chúng ta có thể nói thật mà không mất lòng nhau, cũng không gây tổn thương cho nhau, vì chúng ta nói thật với tình thương, và vì tình thương. Có người khi phê bình ai điều gì thì thường nói: Tôi thương tôi mới nói, nhưng giọng nói, câu nói và cách nói của người đó chẳng có chút gì là yêu thương. Khi chúng ta nói thật vì tình thương, kèm theo thái độ yêu thương, người nghe sẽ cảm nhận được và không phiền giận chúng ta. Chúng ta không những cần lấy tình thương nói thật với người thân trong gia đình nhưng cũng cần mềm mại sẵn sàng đón nhận lời nói thật của người khác. Có ông chồng kia bị bệnh mà ăn uống không cẩn thận, cũng không tập thể dục như lời bác sĩ khuyên, vợ ông lo lắm mà không dám nói, vì dù nói cách tế nhị và yêu thương bao nhiêu, ông cũng nổi giận chứ không nghe. Một ngày kia đi tái khám, thấy bệnh của ông chồng gia tăng, bác sĩ dặn ông phải nghe lời nhắc nhở của vợ. Từ ngày ông nghe lời vợ, ăn uống cẩn thận và tập thể dục đều đặn, bệnh của ông thuyên giảm rất nhiều. Khi thấy người phối ngẫu làm những điều có hại hay nguy hiểm cho bản thân, cho gia đình, chúng ta nên nhắc nhở với lòng yêu thương. Và khi người thân chỉ cho chúng ta thấy điều sai sót của mình, chúng ta cũng nên có tinh thần phục thiện, sẵn sàng lắng nghe và sửa đổi. Nếu trong gia đình vợ chồng có thể nói thật với nhau những điều mình suy nghĩ; nói một cách tế nhị, nhẹ nhàng, và nói với lòng thương yêu thì vợ chồng sẽ đỡ phải che giấu nhau, nói dối nhau, làm tổn thương nhau mà trái lại, có thể dễ dàng hiệp nhất với nhau.

Read more: Ðối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 7

 

Ðối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 6

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Ðối thoại giữa vợ chồng là điều quan trọng và cần thiết nhưng thường dễ gây ra xích mích, buồn giận và hiểu lầm giữa hai người, vì thế chúng ta cần biết cách đối thoại như thế nào để vợ chồng không phiền giận nhau nhưng hiểu nhau và gần nhau hơn. Thánh Kinh cho chúng ta nhiều nguyên tắc về cách sử dụng lời nói và ảnh hưởng của lời nói. Trong các bài trước, chúng tôi đã trình bày sáu nguyên tắc sau đây từ Lời Chúa dạy: (1) Lời nói có thể làm cho sống hay chết, khiến người nghe buồn nản hay lên tinh thần. (2) Chúng ta cần giữ tâm trí trong sạch vì đó là nơi phát xuất tư tưởng và lời nói. (3) Trong tiến trình đối thoại, nghe quan trọng hơn nói. (4) Lời nói thiếu suy nghĩ gây nhiều tai hại, (5) Lời nói trong lúc nóng giận rất nguy hiểm, (6) Lời nói đúng lúc, đúng chỗ có giá trị lớn. Hôm nay chúng tôi sẽ trình bày hai nguyên tắc 7 và 8 như sau:

7. Lời nói nhân từ có tác dụng tốt

Lời nói nhân từ là những lời xây dựng, đem lại an ủi và khích lệ. Chung quanh chúng ta lúc nào cũng có người đang cần được nghe những lời nói nhân từ. Thật ra, chính chúng ta cũng mong được nghe những lời nói nhân từ; nhưng nan đề là, ít có người biết nói hay muốn nói những lời tốt đẹp và cần thiết đó. Kinh Thánh dạy rằng lời lành có ảnh hưởng tốt. Sách Châm Ngôn dạy như sau: Lưỡi hiền lành giống như một cây sự sống, song lưỡi gian tà làm cho hư nát tâm thần và: Sự buồn rầu ở nơi lòng người làm cho nao sờn nhưng một lời lành khiến lòng vui vẻ (Châm Ngôn 15:4 & 12:25). Lời lành như một cây sự sống và lời lành khiến lòng vui vẻ. Lời lành là những lời khiến người nghe được an ủi, khích lệ. Ai cũng thích người khác nói lời lành với mình nhưng chúng ta lại ít khi nào nói những lành với người khác, nhất là người thân trong gia đình. Ðó là vì bản tính ích kỷ của con người tội lỗi. Mark Twain, văn sĩ nổi tiếng Hoa Kỳ đã nói: Một lời khen có thể giúp tôi vui sống trong hai tháng. Một lời khích lệ có thể giúp một người vui sống trong hai tháng nhưng lắm khi cả năm chúng ta không được ai khích lệ một lời và có người cả đời chỉ chê bai, chỉ trích chứ không bao giờ nói lời khích lệ ai cả. Với tình yêu của Chúa và sức mạnh của Ngài, chúng ta có thể nói những lời nhân từ, mang lại an ủi, khích lệ cho người khác, nhất là người thân yêu trong gia đình.

Read more: Ðối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 6

   

Page 14 of 50