Ðối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 7

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Nguyên tắc 9: Nói thật với nhau nhưng nói với lòng yêu thương

Vợ chồng quý vị có thương nhau không? Chắc hẳn là có, thương nhau quý vị mới lập gia đình với nhau. Nhưng tình yêu của quý vị là tình yêu như thế nào? Trước hết, Lời Chúa dạy, lòng yêu thương phải cho thành thật, hãy gớm điều dữ mà mến điều lành (Rô-ma 12:9). Tình yêu phải thành thật, phải tránh điều dữ và gắn bó với điều lành. Tình yêu thật là nền tảng cho mối quan hệ giữa chúng ta với người chung quanh, nhất là trong quan hệ vợ chồng. Nếu vợ chồng thật sự yêu nhau, chúng ta phải thành thật với nhau trong lời nói. Có những vợ chồng thương nhau nhưng không thành thật với nhau, trong lời nói cũng như trong vấn đề tiền bạc, tình cảm, v.v... Ðối thoại là để vợ chồng hiểu nhau, nhưng nếu nói với nhau những lời không thành thật, chúng ta sẽ không thật sự hiểu nhau và khó có thể hiệp nhất với nhau, còn không thành thật trong chuyện tiền bạc, tình cảm, chúng ta sẽ mất lòng tin cậy nhau. Về cách sử dụng lời nói, sứ đồ Phao-lô nhắn nhủ như sau: Chúa muốn chúng ta không như trẻ con nữa, ... nhưng muốn cho chúng ta lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chân thật (Ê-phê-sô 4:14-15). Ðức Chúa Trời muốn chúng ta lấy tình yêu thương nói lên sự thật với nhau.

Chúng ta thường nghe câu lời thật mất lòng, và vì sợ mất lòng mà nhiều người thiếu thành thật với nhau. Lời thật có thể làm mất lòng, nhưng theo Lời Chúa dạy, chúng ta có thể nói thật mà không mất lòng nhau, cũng không gây tổn thương cho nhau, vì chúng ta nói thật với tình thương, và vì tình thương. Có người khi phê bình ai điều gì thì thường nói: Tôi thương tôi mới nói, nhưng giọng nói, câu nói và cách nói của người đó chẳng có chút gì là yêu thương. Khi chúng ta nói thật vì tình thương, kèm theo thái độ yêu thương, người nghe sẽ cảm nhận được và không phiền giận chúng ta. Chúng ta không những cần lấy tình thương nói thật với người thân trong gia đình nhưng cũng cần mềm mại sẵn sàng đón nhận lời nói thật của người khác. Có ông chồng kia bị bệnh mà ăn uống không cẩn thận, cũng không tập thể dục như lời bác sĩ khuyên, vợ ông lo lắm mà không dám nói, vì dù nói cách tế nhị và yêu thương bao nhiêu, ông cũng nổi giận chứ không nghe. Một ngày kia đi tái khám, thấy bệnh của ông chồng gia tăng, bác sĩ dặn ông phải nghe lời nhắc nhở của vợ. Từ ngày ông nghe lời vợ, ăn uống cẩn thận và tập thể dục đều đặn, bệnh của ông thuyên giảm rất nhiều. Khi thấy người phối ngẫu làm những điều có hại hay nguy hiểm cho bản thân, cho gia đình, chúng ta nên nhắc nhở với lòng yêu thương. Và khi người thân chỉ cho chúng ta thấy điều sai sót của mình, chúng ta cũng nên có tinh thần phục thiện, sẵn sàng lắng nghe và sửa đổi. Nếu trong gia đình vợ chồng có thể nói thật với nhau những điều mình suy nghĩ; nói một cách tế nhị, nhẹ nhàng, và nói với lòng thương yêu thì vợ chồng sẽ đỡ phải che giấu nhau, nói dối nhau, làm tổn thương nhau mà trái lại, có thể dễ dàng hiệp nhất với nhau.

Read more: Ðối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 7

 

Ðối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 6

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Ðối thoại giữa vợ chồng là điều quan trọng và cần thiết nhưng thường dễ gây ra xích mích, buồn giận và hiểu lầm giữa hai người, vì thế chúng ta cần biết cách đối thoại như thế nào để vợ chồng không phiền giận nhau nhưng hiểu nhau và gần nhau hơn. Thánh Kinh cho chúng ta nhiều nguyên tắc về cách sử dụng lời nói và ảnh hưởng của lời nói. Trong các bài trước, chúng tôi đã trình bày sáu nguyên tắc sau đây từ Lời Chúa dạy: (1) Lời nói có thể làm cho sống hay chết, khiến người nghe buồn nản hay lên tinh thần. (2) Chúng ta cần giữ tâm trí trong sạch vì đó là nơi phát xuất tư tưởng và lời nói. (3) Trong tiến trình đối thoại, nghe quan trọng hơn nói. (4) Lời nói thiếu suy nghĩ gây nhiều tai hại, (5) Lời nói trong lúc nóng giận rất nguy hiểm, (6) Lời nói đúng lúc, đúng chỗ có giá trị lớn. Hôm nay chúng tôi sẽ trình bày hai nguyên tắc 7 và 8 như sau:

7. Lời nói nhân từ có tác dụng tốt

Lời nói nhân từ là những lời xây dựng, đem lại an ủi và khích lệ. Chung quanh chúng ta lúc nào cũng có người đang cần được nghe những lời nói nhân từ. Thật ra, chính chúng ta cũng mong được nghe những lời nói nhân từ; nhưng nan đề là, ít có người biết nói hay muốn nói những lời tốt đẹp và cần thiết đó. Kinh Thánh dạy rằng lời lành có ảnh hưởng tốt. Sách Châm Ngôn dạy như sau: Lưỡi hiền lành giống như một cây sự sống, song lưỡi gian tà làm cho hư nát tâm thần và: Sự buồn rầu ở nơi lòng người làm cho nao sờn nhưng một lời lành khiến lòng vui vẻ (Châm Ngôn 15:4 & 12:25). Lời lành như một cây sự sống và lời lành khiến lòng vui vẻ. Lời lành là những lời khiến người nghe được an ủi, khích lệ. Ai cũng thích người khác nói lời lành với mình nhưng chúng ta lại ít khi nào nói những lành với người khác, nhất là người thân trong gia đình. Ðó là vì bản tính ích kỷ của con người tội lỗi. Mark Twain, văn sĩ nổi tiếng Hoa Kỳ đã nói: Một lời khen có thể giúp tôi vui sống trong hai tháng. Một lời khích lệ có thể giúp một người vui sống trong hai tháng nhưng lắm khi cả năm chúng ta không được ai khích lệ một lời và có người cả đời chỉ chê bai, chỉ trích chứ không bao giờ nói lời khích lệ ai cả. Với tình yêu của Chúa và sức mạnh của Ngài, chúng ta có thể nói những lời nhân từ, mang lại an ủi, khích lệ cho người khác, nhất là người thân yêu trong gia đình.

Read more: Ðối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 6

 

Ðối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 5

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Trong Câu Chuyện Gia Ðình các tuần qua, chúng tôi đang trình bày đề tài Ðối Thoại Trong Hôn Nhân. Lời Chúa dạy trong Kinh Thánh cho chúng ta ít nhất là 10 nguyên tắc quan trọng về vấn đề đối thoại giữa người này với người kia, trong Câu Chuyện Gia Ðình các tuần qua chúng tôi đã nói đến bốn nguyên tắc đầu tiên, đó là: (1) Lời nói có sức mạnh lớn nên chúng ta phải cẩn thận khi sử dụng lời nói. (2) Chúng ta cần giữ tâm trí cho trong sạch vì đó là nơi phát xuất tư tưởng và lời nói. (3) Trong tiến trình đối thoại, nghe quan trọng hơn nói. Và (4) Lời nói thiếu suy nghĩ gây nhiều tai hại. Hôm nay chúng tôi xin trình bày nguyên tắc thứ năm và thứ sáu, cũng từ lời Chúa dạy trong Kinh Thánh.

5. Lời nói trong lúc nóng giận rất nguy hiểm

Bản tính chung của đa số chúng ta là khi giận thì nói nhiều, nói to và nói hết ra những gì chất chứa trong lòng. Hơn nữa, khi nóng giận, chúng ta không kiểm soát được lời nói cũng như cách nói, vì thế những lời nói trong lúc nóng giận thường thiếu xây dựng, và để lại một ảnh hưởng vô cùng tai hại, lắm khi làm hỏng mối quan hệ của ta với người chung quanh. Khi tức giận, chúng ta dễ nói những lời làm tổn thương người khác hoặc hạ giá trị của người khác. Biết bao nhiêu người con mang mặc cảm suốt đời vì những lời cha mẹ nói trong khi tức giận, biết bao nhiêu hôn nhân bị sứt mẻ hoặc đi đến đổ vỡ vì lời nói của người vợ, người chồng trong một phút nóng giận. Những lời mà bằng mọi giá chúng ta phải tránh là lời xua đuổi người thân trong gia đình, như cha mẹ đuổi con hoặc vợ đuổi chồng, chồng đuổi vợ ra khỏi nhà. Ðây là những lời để lại tổn thương sâu đậm trong lòng người. Lời thứ hai cũng rất nguy hiểm mà chúng ta cần tránh là lời nói hạ giá trị của người khác, chẳng hạn như cha mẹ mắng con là vô dụng, là đồ ăn hại; hoặc vợ chồng nói là mình không thương, không cần đến người kia. Có bà vợ kia khi giận nói với chồng: Không hiểu sao hồi đó tôi lấy ông làm gì để bây giờ phải khổ, giá mà tôi lấy người khác thì đâu có như vầy. Một ông chồng nọ trong một phút nóng giận nói với vợ: Vợ người ta thì giúp chồng còn vợ của tôi thì chỉ biết làm hại chồng thôi. Ðây là những lời chúng ta cần tuyệt đối tránh vì nó gây tổn thương vô cùng lớn lao mà nếu bình tâm suy nghĩ, chúng ta cũng không thật sự muốn nói những lời như thế.

Read more: Ðối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 5

 

Giao Mùa

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Chúng ta đang sống trong những ngày đầu năm dương lịch nhưng lại là trong tháng cuối của năm âm lịch. Đây thật là những ngày giao mùa, giữa cũ và mới, giữa quá khứ và tương lai, giữa những gì đã qua và những gì sắp đến. Những ngày giao mùa cũng như những buổi giao thời thường đem đến cho chúng ta những cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Vừa bùi ngùi nhìn lại quá khứ nhưng cũng vừa băn khoăn suy nghĩ đến ngày mai. Người lớn tuổi thì thường có khuynh hướng nhìn lại quá khứ nhiều hơn trong khi người trẻ thì hướng đến tương lai. Nhưng dù là hướng về tương lai hay nhìn lại quá khứ, mỗi chúng ta đều có một hiện tại mà mình phải sống và sống như thế nào trong phút hiện tại đó mới là điều quan trọng vì chính phút hiện tại nầy sẽ quyết định cho tương lai và khi đã bước vào tương lai để nhìn lại, cái quá khứ đó lại chính là giây phút hiện tại nầy.

Sống như thế nào trong hiện tại nói đến một triết lý sống, một cái nhìn vào đời sống, nói đến thái độ của chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Cái nhìn của chúng ta vào đời sống, thái độ của chúng ta trước cuộc sống sẽ quyết định mọi suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta. Thái độ sống đó đến từ con người bên trong của chúng ta. Sống trong một xã hội vật chất, chúng ta dễ bị chi phối vì những yếu tố bên ngoài như tiền bạc, áo quần, nhà cửa, xe cộ... Chúng ta không biết hay quên rằng yếu tố bên trong hay con người bên trong mới quan trọng. Những yếu tố như niềm tin, quan niệm sống, cái nhìn vào giá trị. Đó mới là những yếu tố quyết định. Con người chúng ta là một sinh vật tâm linh, yếu tố vật chất chỉ là một phần nhỏ và vì vậy niềm tin hay lý tưởng sống mới là điều quan trọng, đáng cho chúng ta quan tâm, để ý. Trong những ngày giao mùa nầy, chúng tôi mời quý vị nhìn lại vào đời sống, xem thử mình đang đeo đuổi điều gì và những gì mình đeo đuổi đó sẽ đưa mình đến đâu. Chúng ta cần quyết định khôn ngoan trong phút hiện tại nầy vì nó sẽ quyết định cả cuộc đời và số phận của chúng ta.

Read more: Giao Mùa

   

Page 15 of 50