Đức Chúa Trời Là Cha

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Song song với Ngày Từ Mẫu trong tháng Năm, Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu hằng năm là ngày dành cho những người cha. Ðối với người Việt chúng ta thì chữ hiếu không phải là một điều gì mới lạ, nó là một phần trong bản tính và văn hóa dân tộc. Tuy nhiên thế nào là hiếu kính thật hay thể hiện chữ hiếu như thế nào, đó mới là điều quan trọng. Chúng ta sẽ thấy rõ điều nầy khi cùng nhau nhìn vào một ý niệm vô cùng quan trọng đó là ý niệm Ðức Chúa Trời là Cha của chúng ta. Kinh Thánh là Lời của Ðức Chúa Trời dạy rất nhiều về ý niệm quan trọng nầy.

Trước hết, Ðức Chúa Trời là Cha của chúng ta vì Ngài tạo dựng chúng ta. Con dân của Chúa ngày xưa đã cầu nguyện với Chúa như sau:

Lạy Chúa Hằng Hữu, Ngài là Cha chúng tôi. Chúng tôi là đất sét, Ngài là thợ gốm, chúng tôi tất cả đều là việc của tay Ngài (Sách tiên tri Ê-sai 64:8)

Cha sinh, mẹ dưỡng, tất cả chúng ta đều biết như vậy, nhưng trên cha mẹ là ông bà và trên ông bà là tổ tiên. Và cứ như vậy tính dần lên phải có Ðấng tạo dựng chúng ta mà chúng ta gọi là Ðấng Tạo Hóa hay Ông Trời. Ðấng Tạo Hóa hay Ông Trời không tạo dựng chúng ta như những sinh vật khác và rồi bỏ mặc đó. Không phải như vậy. Con người chúng ta là một sinh vật vô cùng đặc biệt. Kinh Thánh cho biết con người được tạo dựng theo ảnh tượng của Thiên Chúa. Nói như vậy nghĩa là con người chúng ta có những đặc tính mà không một loài thọ tạo nào khác có. Những đặc tính như khả năng suy luận, quyết định, ý thức đạo đức, những tình cảm cảm vui buồn, v.v... Kinh Thánh dạy:

Read more: Đức Chúa Trời Là Cha

 

Vấn Đề Sức Khỏe

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Một trong những quan tâm lớn nhất của nhiều người hiện nay là vấn đề bệnh tật và sức khỏe. Trong các chương trình phát thanh, truyền hình, sách vở, báo chí, tiết mục bệnh tật và sức khỏe thường là tiết mục được nhiều người chú ý theo dõi nhất. Tuần báo Time sau khi nói về vấn đề thuốc men, lại nói đến sức khỏe và rồi bàn về bệnh tật. Trong số nói về sức khỏe, tờ báo đặt câu hỏi, Làm thế nào để sống lành mạnh hơn? và rồi dựa vào những nghiên cứu mới nhất trong nghành y khoa, tác giả đã đưa ra sáu đề nghị sau để giúp chúng ta sống khỏe mạnh. Tác giả cho biết dù xưa nay chúng ta không kiêng khem thì nay cũng không quá trễ để bắt đầu. Sáu đề nghị để sống khỏe của tác giả Christine Gorman, phụ trách mục sức khỏe của tuần báo Time như sau:

1. Cẩn thận trong vấn đề ăn uống

Tác giả đề nghị nên tránh những loại chất béo trong thịt và sữa, tránh những chất béo có trong những loại dầu làm bánh crackers và cookies vì loại dầu nầy làm tăng lượng cholesterol trong máu. Đó là những chất béo chúng ta nên tránh nhưng chất béo trong cá là loại chất béo tốt, giúp cho mạch máu đỡ bị nghẽn và làm giảm bớt lượng mỡ trong máu. Ngoài ra, trái cây, rau cải, các loại sữa ít chất béo, các loại ngũ cốc có sợi là những thức ăn ta nên tiêu thụ. Đề nghị thứ hai của tác giả là:

Read more: Vấn Đề Sức Khỏe

 

Phục Sinh

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Trong câu chuyện Phúc Âm trước đây, chúng ta đã biết sự chết là kẻ thù lớn nhất của con người. Dù không muốn đối diện, cái chết bao giờ cũng chờ đợi chúng ta. Cái chết có thể đến với chúng ta bất cứ lúc nào và điều kinh khủng nhất của sự chết là chúng ta không biết bên kia cái chết có gì! Ðể có thể đối diện với sự chết mà không sợ hãi, chúng ta phải có đức tin vào cuộc sống đời sau. Hay nói đúng hơn, niềm tin vào sự phục sinh hay sống lại. Nếu sự chết là kẻ thù lớn nhất của con người thì sự sống lại chính là hy vọng lớn nhất của con người. Quý vị có tin vào sự phục sinh không? Quý vị có tin là người chết sẽ sống lại không?

Nói đến việc người chết sống lại, người ta thường nghi ngờ và đặt câu hỏi. Chẳng những ngày nay mà ngày xưa cũng vậy. Sứ đồ Phao-lô đối diện với những người đặt câu hỏi: “Người chết sống lại cách nào? Lấy thể xác đâu mà sống lại? Và ông đã trả lời như sau:

Câu hỏi thật ngây ngô! Khi anh em gieo giống, nếu hạt giống không chết đi sẽ không bao giờ nẩy mầm sống lại. Cây non từ hạt giống mọc lên trông khác hẳn hạt lúa, hạt đậu lúc gieo xuống đất. Thượng Ðế cho nó hình thể theo ý Ngài, mỗi loại hạt giống sinh ra một loại cây. Sự sống lại của người chết cũng thế: chết là thân thế hư nát, nhưng sống lại là thân thể không hư nát. Chết là thân thể xương thịt nhưng sống lại là thân thể thần linh. Vì đã có thân thể xương thịt tất nhiên cũng có thân thể thần linh. Tôi xin tỏ cho anh em huyền nhiệm nầy: chúng ta sẽ không chết hết, nhưng tất cả đều sẽ được biến hóa. Trong giây lát, trong chớp mắt, khi có tiếng kèn cuối cùng, vì kèn sẽ thổi. Người chết sẽ sống lại với thân thể không hư nát nữa và chúng ta, những người còn sống sẽ được biến hóa (Thánh Kinh, Thư I Cổ-linh 15:35-52)

Read more: Phục Sinh

 

An Nghỉ

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Lễ Chiến Sĩ Trận Vong, Memorial Day hằng năm, đánh dấu cho mùa nghỉ hè tại Hoa Kỳ. Người Mỹ làm việc nhiều nhưng khi nghỉ thì cũng thật sự nghỉ. Người ta hoạch định nhiều chương trình nghỉ hè cho gia đình cũng như bản thân. Tuy nhiên cũng có những người quanh năm suốt tháng chỉ lo làm ăn, không biết nghỉ là gì. Cũng có người vì nhu cầu sinh sống, không có thì giờ để nghỉ. Nhưng dù là nghỉ hay không, cái an nghỉ chúng ta cần có là sự an nghỉ của tâm hồn. Khi tâm hồn chúng ta được an nghỉ thì cho bận rộn đến đâu hay cho dù cho ta không có thì giờ ngơi nghỉ đi nữa, ta vẫn có bình an trong tâm hồn và vui sống. Để thật sự được an nghỉ, chúng ta cần dừng lại, tìm cho ra nguyên nhân tại sao chúng ta không được an nghỉ và rồi từ đó đi tìm phương pháp để được an nghỉ.

Chúa Cứu Thế Giê-xu khi đến trần gian nầy biết rõ an nghỉ là nhu cầu lớn của con người, vì vậy Chúa đã phán:

Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho các ngươi được an nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường nên hãy gánh lấy ách của Ta và học theo ta thì linh hồn các người sẽ được an nghỉ vì ách Ta dễ chịu và gánh Ta nhẹ nhàng" (Phúc Âm Ma-thi-ơ 11:28-29).

Đây là một trong những lời kêu gọi êm dịu Chúa Giê-xu dành cho chúng ta và những người đáp ứng lời kêu gọi nầy đều đã kinh nghiệm an nghỉ thật sự nơi Ngài. Hai nhóm người Chúa Giê-xu kêu gọi đến với Ngài là: (1) Những người mệt mỏi. (2) Những người gánh nặng. Ai trong chúng ta cũng có những mệt mỏi thể xác cũng như tinh thần. Người cần đến với Chúa để được an nghỉ là mỗi một chúng ta. Chúa cũng bảo những người gánh nặng hãy đến với Chúa. Gánh nặng đây có thể là gánh nặng thể xác, nói đến những công việc nặng nhọc chúng ta phải làm. Cũng có thể là những gánh nặng tinh thần, gánh nặng về tiền bạc, tình cảm, gia đình. Những gánh nặng có thể vì người khác nhưng cũng có thể là do chính chúng ta tạo ra. Trong lời kêu gọi của Chúa Giê-xu, Chúa đặc biệt nói đến những người đang mang gánh nặng về tôn giáo, nói đến những luật lệ, lễ nghi mà người ta phải tuân hành để mong được giải thoát.

Read more: An Nghỉ

   

Page 27 of 50