Mùa Chay

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Khoảng thời gian 40 ngày kể từ ngày thứ Tư 18 tháng 2 vừa qua cho đến Chúa Nhật Phục sinh thường được gọi là Mùa Chay. Đây là khoảng thời gian chúng ta đặc biệt hướng về Chúa Cứu Thế và suy niệm về những nỗi thương khó Ngài đã gánh chịu vì nhân loại. Nếu để ý quý vị sẽ thấy rằng những người tin Chúa nhấn mạnh và nhắc đến cái chết của Chúa Giê-xu rất nhiều. Tại sao vậy? Có thể nói sự chết của Chúa Giê-xu là trọng tâm của Phúc Âm. Thánh Phao-lô ngày xưa đã nói: Tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em tôi chẳng biết điều gì khác ngoài Chúa Cứu Thế Giê-xu và Chúa Cứu Thế Giê-xu bị đóng đinh trên cây thập tự. Tại sao cái chết của Chúa Giê-xu trên cây thập tự lại quan trọng như vậy? Để có thể hiểu được vấn đề, chúng ta phải hiểu rõ toàn bộ chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa dành cho nhân loại.

Nói đến chương trình cứu rỗi cũng có nghĩa là chúng ta mặc nhiên công nhận nhu cầu cứu rỗi, hay nói khác đi con người chúng ta cần được cứu rỗi, cần được giải thoát. Nói đến cứu rỗi hay giải thoát hàm ý được cứu hay được giải thoát khỏi một điều gì đó. Một người chết đuối được người khác cứu sống, chúng ta nói người đó được cứu khỏi nước. Một đất nước bị người nước khác đến chiếm đóng rồi có người đứng lên đánh đuổi ngoại nhân, chúng ta nói đất nước đó được cứu khỏi nạn ngoại xâm. Một bác sĩ có thể cứu bệnh nhân thoát chết, một tay hào hiệp có thể cứu người khỏi cảnh nợ nần túng quẫn... Nói tóm lại, được cứu là được cứu ra khỏi một hoàn cảnh đặc biệt nào đó.

Chúa Giê-xu đã chịu chết để cứu con người là cứu con người ra khỏi tội. Tội là gốc rễ của vấn đề. Vì tội mà con người bị phân cách khỏi Đức Chúa Trời và vì bị phân cách khỏi Đức Chúa Trời mà con người sống trong đau khổ. Chỉ khi nào con người được liên kết trở lại với Đức Chúa Trời, vấn đề của con người mới được giải quyết. Con người tội lỗi, Đức Chúa Trời thánh khiết, vì vậy không thể liên kết với nhau được. Do đó Đức Chúa Trời phải có giải pháp để giải quyết vấn đề cho con người. Giải pháp đó là Chúa Cứu Thế Giê-xu phải giáng trần làm người, mang tội lỗi của con người, chịu chết thế cho con người. Cái chết của Chúa Giê-xu vì vậy là điều thiết yếu vô cùng để giải thoát con người khỏi vòng tội lỗi. Nói đúng hơn, cái chết của Chúa Giê-xu là phương cách duy nhất để giải quyết vấn đề của con người và đó là Phúc Âm, đó là tin mừng cứu rỗi.

Read more: Mùa Chay

 

Tính Giận Dữ

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Thưa quý thính giả,

Trong Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giê-xu, sau khi nói về đặc tính và ảnh hưởng của người tin Chúa trên trần gian, Chúa Giê-xu nói đến sự công chính hay tiêu chuẩn đạo đức của người tin Chúa. Chúa Giê-xu đưa ra một khuôn mẫu mới và rồi áp dụng vào sáu trường hợp của đời sống con người hôm nay.

Tiêu chuẩn mới Chúa Giê-xu đưa ra như sau: "Ta phán cho các ngươi rằng, nếu công chính của các ngươi không trổi hơn công chính của các thầy thông giáo và người dòng Pha-ri-si, thì các ngươi sẽ chẳng bao giờ vào nước thiên đàng được." Thầy thông giáo và người dòng Pha-ri-si là giới lãnh đạo tôn giáo lúc bấy giờ. Họ là những con người đạo hạnh, giữ luật rất nghiêm minh nhưng họ chỉ giữ luật bề ngoài, tuân theo luật bề ngoài. Người ta không thể dựa vào luật lệ để bắt tội những người nầy vì họ giữ luật rất kỹ, nhưng tâm địa của họ rất xấu xa. Chúa Giê-xu gọi họ là những con người giả hình, những người đạo đức giả. Trong lời dạy cho các môn đệ, Chúa Giê-xu cho thấy nếu họ cũng sống như giới lãnh đạo tôn giáo thời ấy thì họ không thể nào được vào Nước của Chúa và Chúa cho thấy một tiêu chuẩn đạo đức cao hơn đạo đức của những người chỉ giữ luật theo bề ngoài.

Đây cũng là lỗi lầm chúng ta thường mắc phải. Chúng ta có thể vâng theo luật lệ rất nghiêm minh nhưng con người bên trong của chúng ta như thế nào, không ai biết. Và Chúa cảnh cáo: nếu chỉ giữ đạo bề ngoài như vậy, chúng ta sẽ không bao giờ được thừa hưởng Nước Trời. Ví dụ đầu tiên về vấn đề tuân giữ nầy được Chúa Giê-xu phán dạy như sau:

Các ngươi có nghe lời phán cho người xưa rằng: Ngươi chớ giết ai; và rằng: Hễ ai giết người thì đáng bị tòa án xử đoán. Song ta phán cho các ngươi: Hễ ai giận anh em mình thì đáng bị tòa án xử đoán; ai mắng anh em mình rằng: Ra-ca, thì đáng bị tòa công luận xử đoán; ai mắng anh em mình là đồ điên, thì đáng bị lửa địa ngục hình phạt (Phúc Âm Ma-thi-ơ 5:21-22 ).

Read more: Tính Giận Dữ

 

Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

 

Một trong những tục lệ của ngày Tết là chúc Tết. Có những lời chúc chân thành, cũng có thể có những lời chúc đã trở thành khuôn sáo. Nhưng chân thành hay khuôn sáo cũng không ngoài những điều phú, quý, thọ, khang, ninh, nói chung là phước.

Phước là điều ai cũng muốn có, chẳng những trong ba ngày Tết nhưng mỗi ngày trong đời sống chúng ta đều muốn có phước hay được phước. Nhưng phước thật hay hạnh phúc thật là gì? Hạnh phúc thật ra là một điều tương đối, tùy thuộc vào hoàn cảnh sống và cái nhìn của chúng ta. Đối với người ở Việt Nam thì một đời sống như chúng ta đang có ở đây là quá hạnh phúc rồi, còn ước mong gì hơn nữa. Nhưng đối với chúng ta thì khác, chúng ta lại mơ ước nhiều hơn nữa và như vậy chúng ta mới cho là phước. Đối với những người đang đau thì được khỏe mạnh là một ơn phước, nhưng người khỏe mạnh khó thấy những gì mình đang có là phước. Tương tự như vậy với tự do, của cải vật chất, việc làm, gia đình và tất cả những gì mà chúng ta đang có.

Để hưởng hạnh phúc thật hay để biết mình có phước hay không vì vậy chúng ta cần hồi tâm, nhìn lại những gì mình đang có và nhìn đến những gì mà người khác không có. Như vậy chúng ta sẽ thấy rõ mình là người có phước hay không. Hạnh phúc thật, theo Lời Chúa dạy là những điều sau đây:

Read more: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh

 

Sống Hiện Tại

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

 

Mỗi lần bước sang năm mới, có lẽ quý vị cũng như chúng tôi, hăng hái, thích thú trước những dự tính tốt đẹp cho năm mới nhưng cũng không khỏi hối tiếc về một điều nào đó trong năm cũ. Có những điều không nên làm mà chúng ta đã làm và có những điều đáng làm, nên làm nhưng chúng ta đã không làm và không còn cơ hội để làm nữa. Nếu dừng lại suy nghĩ chúng ta thấy đời sống chỉ là những ngày, tháng, năm kết hợp lại. Những ngày, tháng, năm đó được gọi chung là thời gian. Ðời sống chính là thì giờ, là thời gian. Khi nói đến thời gian là nói đến ba giai đoạn: những ngày đã qua, những ngày đang có trước mắt và những ngày sẽ đến, tức là quá khứ, hiện tại và tương lai. Cuộc đời người nào cũng có quá khứ, hiện tại và tương lai. Chúng ta có thể ôn lại quá khứ, dự tính cho tương lai, nhưng sống thì chúng ta chỉ có thể sống trong hiện tại. Chúng ta cần thấy rõ điều đó để không phí phạm những năm tháng mà Ðức Chúa Trời ban cho cuộc đời chúng ta, cũng không đem lại thiệt hại, đau buồn cho chính mình và người chung quanh.

Chúng tôi nói điều đó vì nhiều khi chúng ta không sống với hiện tại mà cứ sống trong quá khứ là những điều không còn nữa hoặc sống mơ mộng những điều của tương lai là điều ta chưa nắm chắc trong tay. Những người có một quá khứ huy hoàng thường hay sống trong quá khứ thay vì đối diện với hiện tại. Họ sống giống như mình vẫn còn những tước vị, uy quyền, danh tiếng của những ngày tháng cũ. Có người biết hiện tại mình đã mất hết những điều đó nhưng thường muốn nhắc lại quá khứ để cảm thấy sung sướng, hãnh diện, nhưng sâu kín trong lòng là tiếc nuối và đau buồn. Những người sống trong quá khứ gây thiệt hại cho chính mình, vì đã dừng lại bên lề cuộc sống, đánh mất những ngày tốt đẹp của hiện tại. Không ích lợi cho chính mình mà có khi là gánh nặng cho người chung quanh.

Read more: Sống Hiện Tại

   

Page 30 of 50