Xây Dựng Gia Đình Trong Thế Kỷ 21 - Bài 12

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Như chúng ta đã thấy, ngày nay những người vô đạo đức đang tìm mọi cách để phá đổ hôn nhân và gia đình, là điều Đức Chúa Trời, là Đấng Tạo Hóa, đã thiết lập cho con người từ buổi ban đầu. Vì thế, hơn bao giờ hết, chúng ta cần áp dụng Lời Chúa dạy vào đời sống để bảo vệ hôn nhân của chính mình, của con cháu và của những người thân yêu chung quanh chúng ta. Qua Câu Chuyện Gia Đình các tuần trước đây chúng tôi chia xẻ chi tiết về 3 nguyên tắc chúng ta cần thực hành để có một hôn nhân hạnh phúc bền lâu, đó là: (1) Không ích kỷ nhưng luôn quan tâm đến nhu cầu và phúc lợi của người phối ngẫu. (2) Dứt khoát với những ràng buộc của đời sống độc thân để thật sự hiệp một với người phối ngẫu. (3) Lánh xa cám dỗ tình dục dưới mọi hình thức.

Hôm nay chúng tôi xin trình bày thêm về nguyên tắc thứ ba này. Khi nói đến cám dỗ tình dục, nhiều người thường nghĩ đến những nơi chốn không đứng đắn như hộp đêm, phòng trà, những chỗ nguy hiểm như các ổ mãi dâm, phòng nhạc trá hình, v.v… Nhưng thực tế là ngày nay chúng ta không cần phải đi đến những nơi tội lỗi đó mới bị cám dỗ vì cám dỗ đã vào ngay trong nhà chúng ta, tấn công chúng ta bất cứ lúc nào và chờ đợi chúng ta ngã vào. Một tác giả nọ nói rằng, sân thượng mà vua Đa-vít bị cám dỗ ngày xưa đối với mọi người ngày nay là cái màn ảnh của máy điện toán. Trong máy vi tính, trong iPad, iPhone chúng ta sử dụng hằng ngày hiện nay có hàng triệu những trang hình ảnh bê bối, đang chờ đợi để thu hút và cám dỗ chúng ta. Bao nhiêu người vì tò mò, thử vào những trang này để xem có gì, để rồi bị cám dỗ xem thêm nữa và dần dần, dù biết đây là điều xấu xa phải tránh nhưng không sao bỏ được. Từ khi có mạng lưới điện toán, người ta không cần phải đi ra khỏi nhà để tìm đến những nơi tội lỗi hay những cám dỗ liên quan đến tình dục. Kỹ nghệ pornography là kỹ nghệ phát triển mạnh nhất trên thế giới ngày nay, đem lại lợi nhuận lớn cho những người làm ra nó, nhưng đây là cái bẫy nguy hiểm đã giết chết bao nhiêu cuộc đời và tiêu hủy bao nhiêu gia đình. Nhiều người bào chữa cho việc xem những hình ảnh bê bối trên mạng và nói: “Tôi chỉ nhìn hình chứ đâu có đến gần hay đụng đến những người đó!” Nhưng chúng ta biết Lời Chúa dạy rằng mọi tội lỗi đều bắt nguồn từ tư tưởng trong tâm trí. Khi tâm trí đầy dẫy những tư tưởng xấu thì sớm muộn gì cũng sẽ đưa đến chỗ có những hành động xấu xa tội lỗi. Sứ đồ Gia-cơ dạy:

Read more: Xây Dựng Gia Đình Trong Thế Kỷ 21 - Bài 12

 

Đức Tin

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Phúc Âm là Tin Mừng Cứu Rỗi của Đức Chúa Trời cho nhân loại. Phúc Âm bao gồm những điểm căn bản như sau:

1. Mọi người đều là tội nhân.
2. Hậu quả của tội là cái chết. Cái chết thể xác cũng như chết tâm linh nghĩa là bị phân cách với Đức Chúa Trời là Đấng tạo dựng chúng ta.
3. Trong nỗi tuyệt vọng cùng cực vì ngăn cách đó, con người tìm đủ mọi giải pháp để tránh án phạt của Thiên Chúa nhưng không ai có thể cứu con người được vì mọi người đều có tội như nhau, không ai có thể cứu rỗi ai.
4. Điểm thứ tư của Phúc Âm là Chúa Giê-xu là giải pháp của Thiên Chúa để cứu rỗi con người. Giải pháp đó là Chúa Giê-xu mang thân xác con người, gánh tội của con người và nhận bản án thay cho con người. Nhờ vậy tội lỗi của con người mới được cất bỏ vì có người gánh thay. Trên căn bản đó, Thiên Chúa có thể tha thứ cho con người vì nó thỏa mãn đức yêu thương và đức công chính của Ngài. Công chính, Thiên Chúa phải hình phạt toàn thể nhân loại vì tội lỗi nhưng yêu thương, Thiên Chúa đã để cho Chúa Cứu Thế Giê-xu gánh chịu hình phạt thay cho con người. Con người chỉ còn một bước nữa để kinh nghiệm ơn tha thứ và cứu rỗi của Thiên Chúa. Bước đó là bước đức tin. Đức tin là điểm căn bản cuối cùng của Phúc Âm chúng tôi trình bày cùng quý vị hôm nay.

Có nhiều điều người ta thường hiểu sai về đức tin và do đó đã không tin hay tin không đúng. Do đó chúng ta cần hiểu đức tin như sau:

Read more: Đức Tin

 

Bảo Hiểm Linh Hồn

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Sống ở Mỹ, không ai lại không có bảo hiểm. Chúng ta có bảo hiểm xe, bảo hiểm nhà, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, v.v... Trong câu Chuyện Phúc Âm hôm nay, chúng tôi xin nói về một thứ bảo hiểm khác cũng liên quan đến đời sống mỗi chúng ta. Đó là bảo hiểm linh hồn. Bảo hiểm linh hồn là bảo hiểm gì? Nếu bảo hiểm sức khỏe là bảo hiểm dành cho chúng ta mỗi khi bị đau yếu thì bảo hiểm linh hồn là bảo hiểm dành cho chúng ta khi chúng ta chết. Đây không phải là bảo hiểm nhân thọ, tức là người sống được hưởng số tiền do người chết để lại nhưng bảo hiểm linh hồn là bảo hiểm cho chính người được bảo hiểm. Mỗi chúng ta ai cũng có một thân xác, nhưng con người chúng ta không phải chỉ có thể xác, chúng ta có phần linh hồn là phần bất diệt. Con người thân xác chúng ta sẽ chết nhưng con người tâm linh tức là phần linh hồn sẽ sống mãi mãi. Nhưng sống như thế nào? Sống trong phước hạnh hay sống trong khổ đau? Bảo hiểm linh hồn nói đến đời sống sau khi chúng ta từ giã cõi đời nầy để bước vào cõi vĩnh hằng. Cũng giống như mọi thứ bảo hiểm khác, bảo hiểm linh hồn bao gồm các yếu tố sau: Bảo hiểm trên những lãnh vực nào? Chi phí bao nhiêu? Và sẽ được hưởng điều gì?

Trước hết, bảo hiểm trên những lãnh vực nào? Đây là bảo hiểm linh hồn cho nên lãnh vực bảo hiểm là lãnh vực tâm linh. Tuy nhiên, chúng ta không thể tách rời tâm linh với thể xác. Thật ra, đời sống tâm linh hay sự sống tâm linh chi phối hay điều khiển toàn thể con người chúng ta. Niềm tin của chúng ta quyết định cho nếp sống của chúng ta. Chúa Giê-xu phán:

Người nào được cả thế giới mà mất linh hồn mình thì có ích gì? Người ấy sẽ lấy gì mà đổi linh hồn mình lại? (Phúc Âm Ma-thi-ơ 16:26)

Lời phán của Chúa Giê-xu cho thấy hai điều: một bên là toàn thế giới, một bên là linh hồn. Chúa Giê-xu cho thấy một linh hồn có giá trị hơn toàn cả thế giới. Và thế giới đây là thế giới vật chất bao gồm cả đời sống thân xác. Do đó, chúng ta gọi là bảo hiểm linh hồn nhưng thật sự là bảo hiểm tất cả vì đời sống sẽ không có ý nghĩa gì cả nếu chúng ta bị mất linh hồn của mình. Để không bị mất linh hồn, chúng ta cần phải bảo hiểm cho linh hồn và bảo hiểm cho linh hồn sẽ bao gồm cả phần thể xác và cả cuộc đời chúng ta vì giá trị của đời sống nằm ở phần tâm linh, không phải trong thể xác. Chúng ta thường nghe câu thân xác là cát bụi sẽ trở về với cát bụi. Đây không phải là câu nói ví von nhưng là một thực tế. Kinh Thánh cho biết:

Thiên Chúa Hằng Hữu lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sinh khí vào mũi thì người trở nên một sinh linh (Sáng thế ký 2:7)

Read more: Bảo Hiểm Linh Hồn

 

Giết Người

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Tháng 8 năm nay đánh dấu 70 năm ngày hai quả bom nguyên tử ném xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản gây cho hơn 200 ngàn người thiệt mạng. Người ta lên án vệc tàn sát nầy và kêu gọi để chiến tranh nguyên tử sẽ không bao giờ xảy ra cho nhân loại nữa! Nhưng từ đó đến nay, dù vũ khí nguyên tử không được sử dụng, cũng có đến hàng trăm ngàn người khác ngã chết vì bao nhiêu cuộc chến khác, từ Triều Tiên đến Việt Nam, từ Trung Ðông đến Phi Châu. Ngay cả ở những nước không có chiến tranh thì bạo động và giết người cũng xảy ra hằng ngày, xảy ra một cách kinh khủng, chẳng những giữa những băng đảng, những tay trộm cướp, nhưng cũng xảy ra thường xuyên nơi trẻ con và trong những lãnh vực mệnh danh là y khoa như những vụ phụ giúp người khác tự tử hay phá thai.

Giết người dù dưới hình thức nào cũng là giết người, nhưng con người dễ trở thành những người đạo đức giả khi lên án chiến tranh hay giết người tập thể mà lại làm ngơ trước những vụ phá thai hay phụ giúp người khác tự tử. Kêu gọi ngưng giết chóc thật ra phải bắt đầu từ mức độ thấp nhất là cá nhân chúng ta và chúng ta phải xét đến vấn đề từ cội rễ.

Vụ sát nhân đầu tiên trong lịch sử nhân loại là việc Ca-in sát hại người em là A-bên vì lòng ganh tị. Từ đó đến nay, bạo động và giết chóc cứ vậy mà tiếp diễn. Cội rễ của hành động sát nhân là bản tính tội lỗi của con người. Khi con người đầu tiên bất tuân lệnh của Thiên Chúa, từ tội không vâng phục, mầm mống tội lỗi đã đi vào con người và vì ảnh hưởng di truyền, con người trải mọi thời đại đã mang bản tính tội lỗi đó. Không ai dạy ai giết người bao giờ nhưng bản tính tội lỗi đã đưa con người đến chỗ ganh ghét, giận dữ, bạo động và giết chóc. Bản tính tội lỗi của con người cùng với ảnh hưởng tệ hại của xã hội và sức mạnh của bóng tối đã đưa đến những hành động giết người không gớm tay từ tuổi ấu thơ.

Ðây là những điều đáng buồn, đáng cho chúng ta quan tâm và lên án, nhưng trước khi tiếp tục làm điều đó, chúng ta cũng cần phải nhìn vào chính mình. Chúng ta cần đối chiếu chính mình với tiêu chuẩn của Thiên Chúa. Trước hết, luật của Chúa dạy: “Ngươi chớ giết người.” Theo luật nầy, đa số chúng ta có thể nói rằng mình không mắc tội nầy. Nhưng lời Chúa dạy ở một tiêu chuẩn cao hơn, Chúa Giê-xu phán:

Read more: Giết Người

   

Page 23 of 50