Chúa Là Chủ

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Ba điều quan trọng chúng ta cần có để sống ở đời nầy là: (1) Chúng ta phải có một đối tượng để tôn thờ. (2) Chúng ta phải có một người bạn đời . (3) Chúng ta phải biết sứ mạng của mình ở trên đời nầy. Nói về đối tượng để tôn thờ có lẽ chúng ta cho rằng điều này không cần thiết, nhưng chính khi chúng ta nói không cần thiết là chúng ta đã chọn cho mình một đối tượng để tôn thờ. Đối tượng đó có thể là chính chúng ta. Thật ra, bất cứ điều gì ảnh hưởng và chi phối đời sống chúng ta nhiều nhất. Nói đúng hơn, chúng ta để cho điều gì ảnh hưởng và chi phối đời sống chúng ta nhiều nhất, thì đó chính là thần tượng, đó chính là chủ nhân ông của cuộc đời chúng ta.

Chúng ta đã từng nghe câu: Tiền bạc là một tên đầy tớ tốt nhưng là một ông chủ xấu. Nói như vậy nghĩa là khi chúng ta coi tiền bạc chỉ là phương tiện trong đời sống và chúng ta có thể làm chủ tiền bạc thì không sao. Nhưng nếu chúng ta để cho tiền bạc trở thành nguyên nhân thúc đẩy thì đó là điều tai hại vô cùng. Người ta cũng nói, Làm học trò người khôn còn hơn làm thầy kẻ dại. Vấn đề cũng tương tự như vậy trên những lĩnh vực khác. Khi chúng ta tùy thuộc hay để cho một ảnh hưởng nào đó chi phối đời sống của chúng ta thì chúng ta trở thành nô lệ cho điều đó. Vấn đề quan trọng vì vậy là chọn cho đúng người chủ của mình.

Lời Chúa dạy: "Anh em không biết sao? Khi đem thân làm nô lệ để vâng phục ai thì anh em là nô lệ của người mà anh em vâng phục: hoặc làm nô lệ tội lỗi thì sẽ phải chết, hoặc làm nô lệ phục vụ Thiên Chúa thì sẽ được nên công chính." Ai đang là chủ của quý vị bây giờ? Điều gì có ảnh hưởng mạnh nhất trên đời sống của quý vị? Thật ra câu hỏi quan trọng hơn hai câu hỏi đó nữa là: Sống với người chủ đó, quý vị nhận được những gì? Thánh Kinh nói về trường hợp của những người sống làm nô lệ cho tội lỗi như sau: "Khi còn là nô lệ tội lỗi, anh em được tự do không phải làm điều công chính. Bấy giờ anh em thu được kết quả nào? Lương bổng mà tội lỗi trả cho người ta là cái chết, còn ân huệ Thiên Chúa ban không là sự sống đời đời trong Đức Ki-tô Giê-xu, Chúa chúng ta" (Thư Rô-ma 6:20-21a; 23).

Có lẽ quý vị nghĩ rằng mình không làm điều gì tội lỗi, cũng không phải là người làm nô lệ cho tội, tuy nhiên Lời Chúa minh định rõ ràng là: Mọi người đã phạm tội. Mọi người trên trần gian nầy đều có tội, không phân biệt ai cả và lương bổng mà tội lỗi trả cho người ta là cái chết. Chúng ta đi làm được lãnh lương thế nào thì cũng vậy, khi phạm tội, đồng lương của chúng ta là cái chết. Cái chết nói đến sự phân cách với Đức Chúa Trời và từ đó đưa đến mọi khổ đau và bất hạnh ở đời.

Read more: Chúa Là Chủ

 

Gia Tài Của Mẹ

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Có bao giờ quý vị đặt câu hỏi: Khi từ giã cõi đời nầy, mình sẽ để lại điều gì cho con cháu không? Nhiều người gắng công ra sức làm ăn để để lại cho con của cải, tài sản. Người thì thúc đẩy con ăn học thành tài để đạt được công danh sự nghiệp. Ai trong chúng ta khi chết đi cũng muốn để lại cho con cháu một gia tài. Tuy nhiên, cũng có khi vì một lý do nào đó mà con cháu của chúng ta đã phải thừa hưởng một gia tài không mấy tốt đẹp cho cuộc đời của chúng. Tuần lễ nầy, nhân Ngày Hiền Mẫu, ngày lễ dành cho các bà mẹ, chúng ta hãy tự hỏi, là những bậc cha mẹ, chúng ta sẽ để lại điều gì cho con cháu trong những thế hệ kế tiếp?

Thánh Kinh là Lời của Thiên Chúa ghi lại lời của Thánh Phao-lô gởi cho người con tinh thần là Ti-mô-thê những lời như sau. Ông viết: "Ta cũng nhớ đến đức tin thành thật của con, là đức tin trước đã ở trong bà ngoại con, và ở trong mẹ của con, ta chắc rằng nay cũng ở trong con nữa." Theo câu Kinh Thánh nầy, gia tài mà hai bà mẹ đã để lại cho con cháu mình là đức tin thành thật. Và đức tin thành thật đó đã hướng dẫn cuộc đời cậu bé Ti-mô-thê để ông trở thành một nhà lãnh đạo giáo hội. Điều mà mỗi ông cha bà mẹ cần để lại cho con cháu là đức tin chân chính để đức tin sẽ hướng dẫn và điều khiển cả cuộc đời trong chính đạo.

Đức tin là yếu tố quan trọng nhất trong đời sống vì chính đức tin hướng dẫn cuộc đời chúng ta, chi phối mọi quyết định của chúng ta. Vì tin tưởng nơi một triết thuyết, một lý tưởng nào đó, mà người ta sẵn sàng sống chết với điều mình tin. Có một niềm tin đúng hướng dẫn sẽ giúp chúng ta vượt qua những thử thách, khó khăn trên đời. Niềm tin cũng sẽ hướng dẫn và cho chúng ta thấy được ý nghĩa của đời sống. Để trả lời cho câu hỏi: Tôi sống trên đời nầy để làm gì và rồi tôi sẽ đi về đâu?

Read more: Gia Tài Của Mẹ

 

40 Năm Sau

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

30 tháng 4 năm nay đánh dấu 40 năm ngày chúng ta xa quê hương. Biến cố 30.4.75 đã ảnh hưởng đến đời sống của mỗi chúng ta. Sự việc đã trở thành tốt đẹp hơn hay tệ hại hơn cho nhiều người. Nhiều gia đình tan nát, nhiều đau thương, đổ vỡ nhưng cũng có nhiều an ủi, khích lệ sau những đau thương đó.

Một trong những cái nhìn chúng ta cần có là cái nhìn tích cực, nhìn thấy khía cạnh lạc quan của vấn đề hơn là chỉ thấy những khía cạnh tan vỡ, bi quan. Một điều khác nữa là có những hoàn cảnh ngoài tầm tay của chúng ta, chúng ta không kiểm soát được và chúng ta cần can đảm chấp nhận và vui sống. Như lời cầu nguyện của một nhà thần học, "Lạy Chúa, xin ban cho con yên tĩnh để chấp nhận những điều không thể thay đổi, xin cho con can đảm để thay đổi những điều có thể thay đổi và xin cho con khôn ngoan để phân biệt được giữa những gì có thể thay đổi và những gì không thể thay đổi."

Có những vấn đề, có những hoàn cảnh ta không thể thay đổi, ta hãy nhìn vào khía cạnh tích cực của vấn đề để rồi chấp nhận và vui sống. Trở lại biến cố 1975, tôi không biết điều gì đã xảy ra cho quý vị và gia đình của quý vị. Có lẽ nỗi khổ của quý vị thật lớn, không thể mô tả hết bằng tiếng nói hay ngòi bút của con người. Hãy tạm để sang một bên những điều đó và hãy cùng nhìn vào vấn đề dưới một cái nhìn khác, cái nhìn từ trên cao. Thánh Kinh là Lời của Đức Chúa Trời cho chúng ta cái nhìn vào vấn đề từ trên cao như sau: "Chúng ta biết mọi việc đều hợp lại làm ích cho người yêu mến Chúa tức là những người được lựa chọn theo ý định của Ngài" (Thư La-mã chương 8, câu 28).

Chẳng những biến cố 1975 mà thôi nhưng có rất nhiều điều ở đời, những điều xảy ra hằng ngày, vượt xa hiểu biết và tầm tay của con người và chúng ta tìm không ra lời giải đáp. Tuy nhiên, đối với người đặt lòng tin nơi Chúa, đây là lời giải đáp. Giải đáp đó là quyền tể trị tối thượng của Thiên Chúa và bức tranh toàn thể của Ngài. Con người chúng ta chỉ có một hiểu biết giới hạn và một cái nhìn hạn hẹp nhưng Thiên Chúa là Đấng toàn năng, Chúa chẳng những có một chương trình toàn thể nhưng cũng muốn chúng ta với đức tin, nhìn thấy vấn đề như Chúa đã hoạch định.

Read more: 40 Năm Sau

 

Em Tôi

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Gia đình tôi có tất cả 11 chị em, 9 gái, 2 trai. Tôi đã từng viết về má tôi, về ba tôi, nhưng chưa hề viết về Quang, em trai thứ nhì. Trong ký ức của tôi, Quang là đứa em đã cùng tôi đi qua một đoạn đời nhiều biến động và thay đổi, qua đó tôi đã học thêm được những điều về cuộc đời muôn mặt.

Mỗi lần tháng Tư về, lại có nhiều điều nhắc đến biến cố tháng Tư của quê hương, biến cố đã ảnh hưởng đến tất cả mọi cuộc đời, mọi lứa tuổi, ở bất cứ xó xỉnh nào trên một quê hương nhiều mến thương mà cũng quá nhiều đau khổ, tôi lại nhớ đến Quang. Năm 1975 đó, Quang 15 tuổi. Em không còn muốn học nữa, trở thành học sinh cá biệt, chống đối, rồi sau một vài năm, hoàn cảnh đẩy đưa, Quang nghỉ học về Sài-gòn sinh sống để tìm phương tiện và cơ hội vượt biên. Vài dòng tôi viết không đủ để gom hết những tranh chiến, những tức tưởi, những tiếng cười lẫn tiếng khóc của một giai đoạn thanh xuân lồng trong một thời cuộc nghiệt ngã. Nhiều lần Quang đã vượt biên, một lần bị bắt rồi trốn tù trở về, tôi không còn nhìn ra Quang nữa, đầu trọc, đen đủi, xanh xao. Sau gần 12 lần vượt biên (có thể nhiều hơn nữa) không thành, Quang dường như muốn bỏ ý định đó, quyết tâm ở lại, làm ăn và chờ anh chị bảo lãnh...

Thế nhưng một hôm Quang đưa tôi xem lá thư của một người bạn gái mới đi bảo lãnh từ xa gửi về, tỏ ý mong chờ mình, nỗi lo lắng chụp phủ tôi... Cho đến một buổi tối không quên, Quang nói với tôi: Ngày mai em đi. Tôi hoảng hốt: Quang đã đi bao nhiêu lần rồi mà không được thì phải nghĩ lại, Chúa không cho. Tại sao phải đổi mạng để tìm một điều mình không biết chắc? Quang nhìn tôi cười: Thì chết là cùng! Rồi ngày mai, một buổi sáng cuối tháng Tư năm 1985, em lên đường, tươi cười ngồi gọn gàng sau chiếc xe gắn máy của người bạn đưa đến chỗ hẹn.

Quang đi nhiều tháng rồi mà không có tin gì. Tôi trông ngóng có ai đó đến nhà cho tôi mấy giòng chữ thân yêu của Quang để tôi được sung sướng chồng nốt số tiền cho hành trình của em. Anh chị tôi bên Mỹ cũng nghe ngóng tin tức, hỏi thăm người quen từ các trại tị nạn mà Quang vẫn bặt vô âm tín. Tôi cầu nguyện xin Chúa cho con được biết tin tức của Quang, và ban cho con đủ sức để chịu đựng điều xấu nhất. Tôi không chịu nỗi khi nghĩ đến cảnh sống của một người trong suốt mấy tháng liền không liên lạc được với người thân yêu, sống dập vùi đâu đó, trong cái cơ khổ không tả được của thân xác, tinh thần và tình cảm. Khoảng hai tuần sau lời cầu nguyện đó, khi đang dọn dẹp sau bữa ăn tối, tôi nghe tin tức đài BBC, bản tin về thuyền nhân Việt Nam bị nạn, có số đăng ký của chiếc tàu, có ngày giờ, có địa điểm xuất phát do một người duy nhất trên tàu sống sót thuật lại. Bản tin còn thuật lại cảnh hãi hùng khi hải tặc cướp tàu. Tôi khóc! Ba tôi nằm phòng bên kia cũng cùng nghe bản tin ấy. Tôi khóc! Còn ba tôi thì sao? Má tôi thì sao? Chị em tôi thì sao? Lại sắp đến ngày đám cưới của em gái tôi, chị của Quang? Nhà tôi cũng nghe bản tin ấy, ôm lấy tôi không nói được lời nào. Chín mươi chín phần trăm là chuyến đi của Quang rồi.

Read more: Em Tôi

   

Page 28 of 50