Xây Dựng Gia Đình Trong Thế Kỷ 21 - Bài 5

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Trong ngày Valentines vừa qua, chúng tôi phải chào vĩnh biệt một chị em rất yêu quý trong Đại Gia Đình của Chúa. Bà là vợ của một Mục sư. Ông bà Mục sư được Chúa ban cho một hôn nhân bền vững suốt hơn 56 năm. Được sống trong một hôn nhân hạnh phúc hơn nửa thế kỷ là một ơn phước đặc biệt và hiếm có. Nhưng, với những vợ chồng yêu thương nhau, dù được sống với nhau bao nhiêu năm vẫn thấy hôn nhân của mình quá ngắn, và khi một người ra đi, người ở lại phải đối diện với nỗi buồn đau thật to lớn và sâu đậm, không thể mô tả được. Hôn nhân của quý vị đã được bao nhiêu năm tháng? Quý vị có đang vui hưởng hôn nhân mình có và mong muốn được thêm nhiều năm tháng bên nhau hay quý vị đang mong được thoát ra khỏi hôn nhân đó?

Trong định chế hôn nhân mà Đức Chúa Trời thiết lập cho con người không có chữ “ly dị.” Chúa phán: “Chồng còn sống bao lâu thì vợ phải buộc chặt với chồng bấy lâu” (Thư I Cô-rinh-tô 7:31). Chúa Giê-xu cũng dạy: “Loài người không nên phân rẽ những người mà Đức Chúa Trời đã kết hợp” (Ma-thi-ơ 19:6). Khi thiết lập hôn nhân, Đức Chúa Trời muốn vợ chồng sống bên cạnh nhau, đi chung đường đời với nhau suốt cả cuộc đời. Và để giúp con người có một hôn nhân hạnh phúc suốt đời, Chúa ban cho chúng ta những nguyên tắc trong Kinh Thánh, mà nếu áp dụng, chúng ta sẽ thật sự kinh nghiệm hạnh phúc trong hôn nhân. Những nguyên tắc Kinh Thánh dạy mà chúng ta cần áp dụng trong xã hội văn minh máy móc ngày nay gồm những điều sau: (1) Không ích kỷ, chỉ nghĩ đến phúc lợi riêng. (2) Dứt khoát với những thói quen, những ràng buộc của đời sống độc thân. (3) Vợ chồng trò chuyện với nhau thường xuyên. (4) Cư xử khôn ngoan để những khác biệt và bất đồng ý kiến sẽ củng cố tình yêu vợ chồng. (5) Cẩn thận về tài chánh để không bị nợ nần. (6) Giúp nhau tránh cám dỗ tình dục. (7) Sẵn sàng tha thứ lỗi lầm của nhau. (8) Chăm sóc cho tình yêu luôn được tươi mới. (9) Khi gặp khó khăn không bỏ cuộc. (10) Quyết tâm xây dựng hôn nhân bền vững cho đến cuối cuộc đời.

Điều đầu tiên chúng ta cần tránh trong hôn nhân là ích kỷ, chỉ nghĩ đến nhu cầu và phúc lợi của riêng mình. Cô dâu chú rể nào cũng bước vào hôn nhân với nhiều điều trông mong ở nhau. Những trông mong này thường giữ trong tâm trí chứ ít khi bày tỏ ra, ít vợ chồng nào nói lên điều mình trông mong ở nhau. Một mục sư nọ nói rằng, mỗi khi làm đám cưới cho đôi tân hôn, ông luôn nhìn thấy trong ánh mắt cô dâu chú rể những điều hai người trông mong ở nhau. Khi nhìn nhau với ánh mắt vui tươi sáng ngời trong ngày cưới, cô dâu chú rể hầu như nói rằng: “tôi đã tìm được người đem lại hạnh phúc cho đời tôi,” Hoặc nói: “Đây là người sẽ đáp ứng mọi nhu cầu cho tôi.” Dĩ nhiên khi bước vào hôn nhân ai cũng có những mơ ước tốt đẹp. Đây là điều tốt, cần có, nhưng chúng ta phải nói cho nhau biết điều mình mong ước trong đời sống chung. Chúng ta thường nhìn vào hôn nhân của cha mẹ, của những vợ chồng chung quanh mình hay những người chúng ta thấy trên ti-vi, trong tiểu thuyết, và nghĩ rằng hôn nhân của mình phải giống như những vợ chồng đó. Nếu chúng ta dựa vào những gia đình đó để biết mình nên trông mong hay mơ ước điều gì cho hôn nhân của chính mình, chúng ta sẽ thất vọng hoặc có thể thất bại nữa.

Read more: Xây Dựng Gia Đình Trong Thế Kỷ 21 - Bài 5

 

Xây Dựng Gia Đình Trong Thế Kỷ 21 - Bài 6

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Cảm tạ Chúa chúng tôi lại được thưa chuyện với quý vị qua Câu Chuyện Gia Đình của Chương Trình Phát Thanh Tin Lành. Hôm nay chúng tôi xin trình bày tiếp về những nguyên tắc giúp chúng ta xây dựng hôn nhân hạnh phúc bền lâu. Nguyên tắc đầu tiên là, vợ chồng không ích kỷ, chỉ nghĩ đến lợi ích riêng nhưng cũng nghĩ đến phúc lợi của người phối ngẫu. Sứ đồ Phao-lô khuyên:

Mỗi một người trong anh em chớ chăm về phúc lợi riêng mình nhưng phải chăm về phúc lợi của người khác nữa (Phi-líp 2:4)

Lời Chúa dạy chúng ta phải quan tâm đến phúc lợi của người trong gia đình của Chúa cũng như trong gia đình riêng của chúng ta. Người gần nhất và chúng ta cần quan tâm đến trước nhất là người bạn đời của chúng ta.

Như chúng tôi đã trình bày, để có một hôn nhân hạnh phúc, vợ chồng phải không ích kỷ nhưng luôn luôn nghĩ đến phúc lợi của nhau trong mọi phương diện, mọi việc và mọi lúc. Trong cách sử dụng thì giờ chẳng hạn, chúng ta cần tự đặt giới hạn và kỷ luật cho mình, không đi chơi với bạn quá nhiều, không say mê với công việc đến nỗi người phối ngẫu phải ở nhà trông chờ trong cô đơn. Chúng ta cũng không vô tình trước cảm xúc hay ước muốn của người bạn đời nhưng quan tâm, thông cảm và hết lòng giúp đỡ.

Có đôi vợ chồng kia sống với nhau được hơn hai mươi năm. Thấy các con đã lớn, không cần phải chăm sóc nhiều như trước nên người vợ muốn đi học lại cho xong cái bằng mà vì lập gia đình chị đã bỏ dở. Khi chị chia xẻ ước mơ đó với chồng, chồng không thông cảm, không khích lệ nhưng cười và nói: “Em già rồi đi học làm gì nữa, tốn tiền vô ích.” Lời nói đó làm người vợ bị tổn thương. Trước hết, chồng chê chị già, hơn nữa, anh không thông cảm với điều chị mơ ước và tiền bạc đối với anh quá quan trọng. Thấy vợ buồn người chồng hỏi thăm và khi biết được lý do, anh ân hận vì thấy mình quá ích kỷ, vợ mong ước một điều chính đáng mà anh không thông cảm, không khích lệ. Anh liền xin lỗi vợ và hứa sẽ làm những gì có thể làm để giúp vợ đi học lại.

Read more: Xây Dựng Gia Đình Trong Thế Kỷ 21 - Bài 6

 

Kinh Lạy Cha - Bài 5

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Trong những truyện cổ tích ngày xưa, chúng ta thường đọc thấy những cảnh quen thuộc nói về một bậc thần tiên nào đó, hiện đến cho phép con người được xin những điều ước nguyện rồi vị tiên đó sẽ cho. Hôm nay, nếu có người đến nói với quý vị, cho quý vị được ước xin ba điều, thì quý vị sẽ xin những điều gì? Trong lời dạy các môn đệ về cầu nguyện mà chúng ta cùng nhau học trong các tuần vừa qua, Chúa Giê-xu bảo các môn đệ của Ngài hãy cầu xin Đức Chúa Cha ba điều sau. Đây cũng là ba điều chúng ta cần cầu nguyện xin Chúa mỗi ngày. Ba điều Chúa Giê-xu bảo các môn đệ cầu xin là:

(1) Xin cho chúng con hôm nay thức ăn đủ ngày.

(2) Xin tha tội cho chúng con như chúng con đã tha những người có lỗi với chúng con. Và:

(3) Xin đừng để chúng con bị cám dỗ nhưng cứu chúng con khỏi điều ác.

Ba điều Chúa Giê-xu bảo chúng ta cầu nguyện xin Ngài là xin Chúa ban cho thức ăn đủ ngày, xin Chúa tha tội và xin Chúa gìn giữ khỏi cám dỗ.

Trong lời cầu nguyện mẫu Chúa dạy, trước hết Chúa bảo chúng ta hãy cầu xin cho Danh Cha được tôn thánh, vương quốc Cha được đến và ý muốn Cha được nên. Đó là những lời xưng tụng tôn thờ Chúa và quyết tâm sống theo tiêu chuẩn của một người dân Nước Chúa. Sau khi tôn xưng ca ngợi Chúa như vậy, Chúa bảo chúng ta xin Chúa ba điều. Ba điều nầy liên quan đến ba nhu cầu quan trọng của con người. Đó là nhu cầu thể xác, nhu cầu tâm linh và nhu cầu được bảo vệ.

Trước hết Chúa bảo chúng ta cầu nguyện:

Xin cho chúng con hôm nay thức ăn đủ ngày!

Read more: Kinh Lạy Cha - Bài 5

 

Kinh Lạy Cha - Bài 4

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

“Ý dân là ý Trời,” đó là một trong những câu chúng ta thường nghe khi có những biến động chính trị, cho thấy ý kiến hay nguyện vọng của dân chúng là yếu tố quyết định như thể đó là điều được ấn định từ trời. Hôm nay tôi cũng sẽ dùng câu nói nầy nhưng xin được đổi lại thứ tự một chút và nói: “Ý Trời là ý dân.” Tại sao tôi lại nói như vậy? Trong mấy tuần nay, chúng ta cùng nhau học về lời cầu nguyện Chúa Giê-xu dạy chúng ta. Trước hết Chúa dạy, cầu nguyện là thưa chuyện với người Cha ở trên trời. Kế đó, Chúa bảo chúng ta cầu xin, “Danh Cha được tôn thánh,” nhắc nhở chúng ta phải sống một đời sống thánh khiết trên trần gian nầy để thể hiện Danh Thánh của Chúa. Lời cầu xin thứ nhì, chúng ta học trong tuần vừa qua là, “Nước Cha được đến.” Nước nói đến vương quốc của Chúa, quyền cai trị của Chúa và cầu nguyện “Nước Cha được đến” nghĩa là xin Chúa ngự trị tâm hồn và trông mong ngày Chúa Giê-xu trở lại cai trị trần gian nầy mau đến với chúng ta. Lời cầu xin tiếp theo, Chúa dạy: “Ý Cha được nên ở đất như trời.” Ý Cha hay ý của Đức Chúa Trời hay ý Trời là điều chúng ta suy gẫm hôm nay, vì vậy mà tôi nói, “Ý Trời là ý dân.” Đây là điều dựa vào lời dạy của Chúa Giê-xu cho thấy, là con người, chúng ta phải luôn luôn sống theo ý Trời hay ý của Đức Chúa Trời, tức là sống theo chương trình và ý định của Ngài. Ý của Chúa, ý Trời, phải là ý của chúng ta là con người, là người dân của Chúa. Ý Trời là ý dân trong ý nghĩa đó.

Đức Chúa Trời là Cha chúng ta, là Đấng tạo dựng chúng ta. Chúa có chương trình và ý định cho đời sống mỗi chúng ta. Lời Chúa dạy trong Kinh Thánh, “ Ta đã dựng nên họ vì vinh quang Ta.” Con người đã được tạo dựng vì vinh quang của Thiên Chúa, nói như vậy nghĩa là đời sống của chúng ta phải thể hiện, phải bày tỏ vinh quang của Chúa. Hay nói khác đi, chúng ta phải sống thế nào để qua chúng ta người khác thấy được Đức Chúa Trời là Đấng công chính, thánh khiết, cũng là Đức Chúa Trời yêu thương. Và qua đời sống của chúng ta, Đức Chúa Trời được tôn cao và ca ngợi. Khi nhìn thấy bất cứ một công trình vĩ đại nào, chúng ta luôn luôn muốn biết ai là người đã làm nên và khâm phục, ca ngợi người đó. Từ một tác phẩm văn chương, hội họa, điêu khắc, âm nhạc đến kiến trúc hay sáng tạo trong nghệ thuật. Mỗi khi đứng trước một quang cảnh thiên nhiên hùng vĩ hay trước một kỳ hoa dị thảo, chúng ta không thể không nói lên lời ca tụng Đấng Tạo Hóa đã tạo dựng những điều đó. Thiên nhiên, trên một phương diện đã thật sự làm rạng Danh Thiên Chúa qua chính những đặc tính của nó. Còn con người chúng ta thì sao? Chúng ta có sống làm rạng Danh Thiên Chúa qua chính đời sống của mình không? Thân thể tuyệt diệu của con người với trí thông mình và muôn ngàn điều con người có thể làm ra, tất cả đều đến từ Thiên Chúa Chí Cao là Cha chúng ta, là Đấng tạo dựng chúng ta, nhưng chúng ta có công nhận điều đó và sống làm rạng Danh Chúa không? Nhiều người chẳng những không làm rạng Danh Chúa mà còn phủ nhận sự hiện hữu của Ngài và sống trên trần gian nầy như thể không có Đức Chúa Trời nào cả.

Read more: Kinh Lạy Cha - Bài 4

   

Page 25 of 50