Xây Dựng Hôn Nhân Trong Thế Kỷ 21 - Bài 16

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Kính chào quý thính gi, cm t Chúa cho chúng tôi li được thưa chuyn vi quý v qua Câu Chuyn Gia Ðình ca Chương Trình Phát Thanh Tin Lành hôm nay. Ngoi tr nhng người kết hôn gi vi mt mc đích nào đó, khi bước vào hôn nhân, ai cũng mong mun hôn nhân ca mình sđược hnh phúc, ngt ngào và tt đẹp sut c cuc đời. Tuy nhiên biết bao nhiêu vợ chồng sau một thời gian sống với nhau không muốn nhìn nhau nữa mà phải đưa nhau ra tòa ly dị. Sở dĩ có chuyện đáng tiếc đó là vì vợ chồng không biết sống thế nào để mang lại hạnh phúc cho nhau. Ðức Chúa Trời là Ðấng thiết lập hôn nhân và qua Kinh Thánh, Ngài cũng ban những nguyên tắc chúng ta cần áp dụng để hôn nhân của chúng ta được hạnh phúc lâu bền. Chúng ta cn biết Li Chúa dy v hôn nhân và áp dng vào đời sng để gia đình chúng ta được hnh phúc nhưđiu Chúa mun ban cho chúng ta.

Mt trong nhng nguyên tc chúng ta cn để ý và áp dng để tình cm v chng được đậm đà tt đẹp, đó là dành thì gi thường xuyên trò chuyn, chia x bun vui để v chng hiu nhau, thông cm nhau. Trong Câu Chuyn Gia Ðình tun qua chúng tôi có nói v nhng mc độđối thoi chúng ta thường dùng để trao đổi vi ngườchung quanh. Ba mc độđối thoi chúng tôi đã trình bày là: Ði thoi xã giao, đối thoi sơ giao, và đối thoi thông giao. Ðây là những mức đối thoại không sâu đậm nhưng chỉ có hình thức bên ngoài. Khi đối thoi trong ba mc độ này chúng ta ch nói nhng chuyn bâng quơ, không quan trng hoc nói nhng chuyn liên quan đến người khác, không liên hđến mình. Ðây là cách chúng ta trò chuyn vi nhng người mình mi gp, mi quen, hoc quen đã lâu nhưng không thân thiết hay thiếu tin cy. Tuy nhiên có những vợ chồng cũng chỉtrò chuyện với nhau cách xã giao, sơ giao hoặc thông giao mà thôi. Ð giúp cho hôn nhân được ngt ngào, vng bn, chúng ta cn trao đổi vi người phi ngtheo hai mc độđối thoi sau:

Read more: Xây Dựng Hôn Nhân Trong Thế Kỷ 21 - Bài 16

 

Ăn Năn

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Trong câu chuyện Phúc Âm cách đây hai tuần, chúng tôi có nói về Nước Đức Chúa Trời hay vương quốc của Thiên Chúa. Nước Đức Chúa Trời hay vương quốc của Thiên Chúa nói đến quyền cai trị của Chúa và chúng ta là thần dân của Ngài. Trong lời rao giảng Phúc Âm đầu tiên, Chúa Giê-xu phán: "Các ngươi hãy ăn năn vì Nước Trời đã đến gần." Điều kiện để được vào Nước Trời là chúng ta phải ăn năn. Ăn năn hay hối cải hay sám hối là điều kiện tiên quyết để được vào Nước Trời, được làm con dân Chúa. Danh từ ăn năn hay hối cải hay sám hối chỉ dùng cho người có tội. Chỉ người có tội hay có lỗi mới cần phải ăn năn sám hối, tại sao Chúa Giê-xu cũng như sứ giả của Chúa mọi thời đại lại kêu gọi mọi người ăn năn, sám hối?

Vấn đề có hai phương diện:

1. Mọi người, dù muốn hay không khi sinh ra là đã có tội. Đây là nguyên tội hay tội lỗi lưu truyền từ tổ tiên, ông bà cha mẹ. Chúng ta không muốn như vậy và có thể cũng không nhận như vậy, nhưng đã sinh ra làm người, chúng ta mang trong huyết quản dòng máu tội lỗi của tổ tiên truyền lại. Có thể chúng ta không công nhận điều nầy nhưng quan sát những đứa bé hay qua kinh nghiệm bản thân, chúng ta thấy điều nầy rất rõ. Không ai trong chúng ta dạy cho trẻ con làm điều xằng bậy, nhưng ngay từ khi còn nhỏ các em đã có khuynh hướng làm điều xấu như nói dối, ích kỷ, thích cãi nhau, đánh nhau. Điều đó cho thấy mầm mống tội lỗi vốn nằm sẵn trong con người, đợi đúng đến thời kỳ hay dịp tiện là bộc phát. Người xưa nói rằng: "Nhân chi sơ, tính bản thiện" hàm ý nói đến con người đầu tiên lúc mới được tạo dựng mang bản tính của Thiên Chúa và là con người toàn thiện. Nhưng với ý chí tự do thiên phú, con người đã chọn con đường phản loạn, xa cách Thiên Chúa và bản tính tội lỗi đã ở với con người luôn từ khi con người đầu tiên sa ngã và phạm tội. Như dòng sông phát xuất từ một nguồn, như cái hột, như cái gốc, từ nguồn gốc tội lỗi, những gì sinh ra đều là tội lỗi. Tội lỗi đã di truyền trong con người trải mọi thời đại. Con người dù là ai, trong thời đại nào cũng đều mang nguyên tội vì vậy đều cần phải ăn năn, hối cải để được vào Nước Trời, được làm công dân thiên quốc.

Read more: Ăn Năn

 

Xây Dựng Hôn Nhân Trong Thế Kỷ 21 - Bài 15

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Kính chào quý thính giả, cảm tạ Chúa cho chúng tôi lại được thưa chuyện với quý vị qua Câu Chuyện Gia Đình của Chương Trình Phát Thanh Tin Lành hôm nay. Ngoại trừ những người kết hôn giả với một mục đích nào đó, khi bước vào hôn nhân, ai cũng mong muốn hôn nhân của mình sẽ được hạnh phúc, ngọt ngào và tốt đẹp suốt cả cuộc đời. Tuy nhiên biết bao nhiêu vợ chồng sau một thời gian sống với nhau không muốn nhìn nhau nữa mà phải đưa nhau ra tòa ly dị. Sở dĩ có chuyện đáng tiếc đó là vì vợ chồng không biết sống thế nào để mang lại hạnh phúc cho nhau. Đức Chúa Trời là Đấng thiết lập hôn nhân và Ngài cũng ban cho chúng ta những nguyên tắc chúng ta cần áp dụng để hôn nhân được hạnh phúc lâu bền. Chúng ta cần biết Lời Chúa dạy và cần áp dụng vào đời sống để gia đình chúng ta được hạnh phúc như điều Chúa hứa ban cho chúng ta.

Dựa vào lời Kinh Thánh dạy, trong các tuần qua chúng tôi đã trình bày những nguyên tắc sau: (1) Vợ chồng không ích kỷ nhưng quan tâm đến phúc lợi của nhau. (2) Người có gia đình phải dứt khoát khỏi những ràng buộc, thói quen và kỷ niệm của thời độc thân để thật sự hiệp một với nhau. (3) Quyết tâm giúp nhau tránh cám dỗ về mặt tình dục dưới mọi hình thức, trong mọi hoàn cảnh. Và (4) Dành thì giờ trò chuyện, chia xẻ buồn vui để vợ chồng hiểu nhau, thông cảm nhau.

Trong đời sống văn minh vật chất, với kỹ thuật hiện đại ngày nay, có nhiều lý do khiến vợ chồng khó có thì giờ dành cho nhau, để trò chuyện, tâm tình với nhau. Trước hết là chúng ta quá bận rộn với những công việc và trách nhiệm ngoài xã hội. Câu mà chúng ta nói nhiều nhất và cũng nghe nhiều nhất là: “Tôi bận quá, không có thì giờ làm việc này việc kia” Rất nhiều đôi vợ chồng vì bận công việc mà không còn thì giờ cho nhau. Lý do thứ hai khiến vợ chồng không có thì giờ trò chuyện với nhau là vì phải lo cho con cái. Lý do thứ ba chúng ta đã biết là, vì những phương tiện truyền thông tân tiến, khiến chúng ta mất quá nhiều thì giờ trao đổi thông tin với mọi người, tìm biết tin tức trên cả thế giới và không còn thì giờ cho những người thân yêu nhất.

Nguyên tắc Chúa dạy mà chúng ta cần ghi nhớ và áp dụng trong hôn nhân cũng như trong mối quan hệ với người chung quanh là:

Chớ ai tìm lợi riêng cho mình nhưng ai nấy hãy tìm cho kẻ khác (I Cô-rinh-tô 10:24)

Read more: Xây Dựng Hôn Nhân Trong Thế Kỷ 21 - Bài 15

 

Tái Sinh

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Trong Câu Chuyện Phúc Âm lần trước, tôi có nói với quý vị về vấn đề thay đổi và thay đổi quan trọng nhất là thay đổi nội tâm, thay đổi từ bên trong mà Thánh Kinh gọi là tái sinh hay sinh lại. Tái sinh không có nghĩa là đầu thai kiếp khác nhưng tái sinh là sinh lại làm một người mới hoàn toàn. Đây là một ý niệm hoàn toàn mới mẻ đối với nhiều người. Khi Chúa Giê-xu nói về vấn đề tái sinh hay sinh lại lần đầu tiên với một nhà lãnh đạo tôn giáo thời đó, người nầy cũng không hiểu và Chúa Giê-xu phải giải thích cho ông như sau. Chúng ta hãy cùng nhau nghe toàn câu chuyện để hiểu rõ đề tài tái sinh Chúa Giê-xu trình bày trong phân đoạn Kinh Thánh nầy. Phúc Âm Giăng chương thứ 3 ghi như sau:

Trong vòng người Pha-ri-si, có người tên là Ni-cô-đem, là một người trong những kẻ cai trị dân Giu-đa. Ban đêm, người nầy đến cùng Đức Chúa Giê-xu mà nói rằng: Thưa thầy, chúng tôi biết thầy là giáo sư từ Đức Chúa Trời đến, vì những phép lạ thầy đã làm đó, nếu Đức Chúa Trời chẳng ở cùng, thì không ai làm được. Đức Chúa Giê-xu cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời. Ni-cô-đem thưa rằng: Người đã già thì sinh lại làm sao được? Có thể nào trở vào lòng mẹ và sinh lần thứ hai sao? Đức Chúa Giê-xu đáp rằng: Quả thật, quả thật ta nói cùng người, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sinh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời. Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt, hễ chi sinh bởi Thánh Linh là thần. Chớ lấy làm lạ về điều ta đã nói với ngươi: Các ngươi phải sinh lại. Gió muốn thổi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng động nhưng chẳng biết gió đến từ đâu và cũng không biết đi đâu. Hễ người nào sinh bởi Thánh Linh thì cũng như vậy (Phúc Âm Giăng 3:1-8)

Đó là cuộc đối thoại giữa Chúa Giê-xu và một lãnh đạo Do-thái giáo tên là Ni-cô-đem. Điều đầu tiên chúng ta thấy trong câu chuyện nầy là ông Ni-cô-đem đã đến gặp Chúa Giê-xu vào ban đêm. Ông là thành viên của Tòa Công Luận tức là Hội Đồng Tôn Giáo Tối Cao thời đó. Ông ngưỡng mộ Chúa Giê-xu, ông biết Chúa là người của Đức Chúa Trời qua những phép lạ mà ông đã nghe hay được chứng kiến. Tuy nhiên vì sợ, cũng có thể là sợ mất chức hoặc là sợ bị chê cười, ông đã không công khai đến gặp Chúa. Ngày nay cũng có nhiều người biết đạo của Chúa là đúng, những điều Chúa dạy là chân lý nhưng vì ngại ngùng hay sợ, những người nầy đã không đến với Chúa. Trong thời của Chúa cũng có những người như vậy và Kinh Thánh nói rằng những người nầy “chuộng danh vọng bởi người ta đến hơn là danh vọng bởi Đức Chúa Trời đến.” Nói khác đi họ sợ người hơn sợ Chúa.

Read more: Tái Sinh

   

Page 21 of 50