Chúc Tết và Kiêng Kỵ

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Một lần nữa, ngày Tết Nguyên Ðán lại trở về với chúng ta. Mỗi lần bước qua Năm Mới, chúng ta mong mọi sự đều thay đổi, tốt đẹp và mới mẻ hơn. Chúng ta mong ước những điều tốt đẹp cho mình và người thân yêu. Chúng ta mong năm mới này sẽ tốt hơn năm ngoái: hạnh phúc hơn, vui vẻ hơn, phát tài hơn, khỏe mạnh hơn, may mắn hơn, v.v... Và để đạt được những điều mong ước, có hai điều chúng ta thường làm trong ngày đầu năm, đó là: chúng ta chúc nhau những điều tốt đẹp và chúng ta kiêng cữ những điều mà ta cho là không tốt. Tuy nhiên, nhìn lại những năm đã qua chúng ta thấy rằng tết nào chúng ta cũng được bao nhiêu người chúc những điều may mắn nhất, quý báu nhất; năm nào chúng ta cũng cẩn thận kiêng điều này, tránh điều kia để khỏi bị xui nhưng rồi năm nào đời sống cũng có đủ những chuyện vui, buồn; may mắn, tốt đẹp cũng có mà rủi ro, hoạn nạn cũng không thiếu, có thành công mà cũng có thất bại. Như vậy những lời chúng ta chúc nhau và những điều ta kiêng kỵ có kết quả gì hay có linh nghiệm gì không?

1. Chúc Tết

Trong ba ngày Tết, chúng ta thường chúc nhau những điều tốt đẹp, chúc cho mọi người được mọi sự như ý. Khi chúc cho bạn bè và người thân những điều tốt đẹp không hẳn là chúng ta có thể mang đến cho họ những phước lành đó mà chỉ có nghĩa là chúng ta mong ước họ sẽ được những điều đó. Có khi ta biết đó là những điều người đó đang trông mong nên ta chúc, cũng có khi đó là những điều ta đang mong ước cho chính mình. Cách ngôn tây phương có câu: "Bạn không thể cho người khác điều mà bạn không có." Nếu không có tiền bạc, của cải, chúng ta không thể cho người khác tiền bạc hay của cải. Nếu không có tình thương, chúng ta không thể ban cho người khác tình thương. Chúng ta cũng không có phúc, lộc, may mắn hay bình an, hạnh phúc để tặng cho người khác Thật ra, mọi người trong chúng ta đều mong ước và tìm kiếm những điều tốt đẹp và cần thiết đó.

Như vậy ơn lành và phúc lộc từ đâu mà đến, nếu chúng ta mong ước những điều đó thì cầu xin ở đâu, cầu xin với ai? Kinh Thánh dạy rằng mọi phước lành đều từ Cha Thiêng Liêng mà đến. Người Cha Thiêng liêng đó là Ðức Chúa Trời, Ðấng đã tạo dựng nên chúng ta, chúng ta là con của Ngài. Vì thế, nếu muốn được hưởng phước lành trong đời sống, chúng ta hãy đến với Chúa và cầu xin Ngài. Thánh Gia-cơ viết như sau: "Anh em thân mến của tôi, anh em đừng có lầm lẫn. Mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo đều do từ trên, đều tuôn xuống từ Cha là Ðấng dựng nên muôn tinh tú; nơi Ngài không hề có sự thay đổi, cũng không hề có sự chuyển vần khi tối khi sáng. Ngài đã tự ý dùng lời chân lý mà sinh ra chúng ta, để chúng ta nên như của đầu mùa trong các thọ tạo của Ngài" (Gia-cơ 1:16-18).

Read more: Chúc Tết và Kiêng Kỵ

 

Tết!

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Quý vị thường nghĩ gì mỗi khi Tết đến? Đối với một số người Tết hay không thì cũng vậy thôi, vẫn làm lụng, sinh hoạt bình thường. Ở Việt Nam vì một năm chỉ có một ngày Tết để nghỉ ngơi, cho nên Tết có một ý nghĩa sâu đậm. Ngày nay chúng ta có mùa hè để nghỉ, có sinh nhật để ăn uống, để tặng quà và bao nhiêu dịp lễ khác để vui chơi, nên Tết chỉ còn là một truyền thống hay một kỷ niệm đẹp, hơn là dịp vui mỗi năm mới có một lần.

Đối với nhiều người, Tết nhiều khi chỉ khơi lại những kỷ niệm không mấy vui của thời thơ ấu vì loạn lạc, chiến tranh hay vì gia đình nghèo thiếu. Nhưng dù gì đi nữa, nói đến Tết và những tập tục như mặc quần áo mới, lì xì, thăm viếng nhau trong ba ngày Tết vẫn có những cái hay của nó mà mỗi khi nghĩ lại ta cũng thấy thích thú. Ba điều vừa nói: mặc quần áo mới, lì xì, và thăm chúc nhau trong ba ngày Tết, cũng có những điểm song song trong đời sống tâm linh đáng cho chúng ta suy nghĩ trong những ngày đầu Xuân này.

Sống ở một nước nghèo, một năm mới được một lần mua sắm, Tết vì vậy là dịp cho quần áo mới. Chẳng những vì mỗi năm mới sắm quần áo một lần, nhưng vì ai cũng thích một cái gì mới trong năm mới. Tú Xương đã có lần viết:

Cứ bảo với nhau rằng mới với me,
Bảo nhau rằng cũ chẳng ai nghe.
Khăn là bát nọ to tày rế,
Váy lĩnh cô kia quyét sạch hè.

Read more: Tết!

 

Quá Khứ, Hiện Tại & Tương Lai

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Mỗi lần bước sang năm mới, có lẽ quý vị cũng như chúng tôi, hăng hái, thích thú trước những dự tính tốt đẹp cho năm mới nhưng cũng không khỏi hối tiếc về một điều nào đó trong năm cũ. Có những điều không nên làm mà chúng ta đã làm và có những điều đáng làm, nên làm nhưng chúng ta đã không làm và không còn cơ hội để làm nữa. Nếu dừng lại suy nghĩ chúng ta thấy đời sống chỉ là những ngày, tháng, năm kết hợp lại. Những ngày, tháng, năm đó được gọi chung là thời gian. Đời sống chính là thì giờ, là thời gian. Khi nói đến thời gian là nói đến ba giai đoạn: những ngày đã qua, những ngày đang có trước mắt và những ngày sẽ đến, tức là quá khứ, hiện tại và tương lai. Cuộc đời người nào cũng có quá khứ, hiện tại và tương lai. Chúng ta có thể ôn lại quá khứ, dự tính cho tương lai, nhưng sống thì chúng ta chỉ có thể sống trong hiện tại. Chúng ta cần thấy rõ điều đó để không phí phạm những năm tháng mà Đức Chúa Trời ban cho cuộc đời chúng ta, cũng không đem lại thiệt hại, đau buồn cho chính mình và người chung quanh.

Chúng tôi nói điều đó vì nhiều khi chúng ta không sống với hiện tại mà cứ sống trong quá khứ là những điều không còn nữa hoặc sống mơ mộng những điều của tương lai là điều ta chưa nắm chắc trong tay. Những người có một quá khứ huy hoàng thường hay sống trong quá khứ thay vì đối diện với hiện tại. Họ sống giống như mình vẫn còn những tước vị, uy quyền, danh tiếng của những ngày tháng cũ. Có người biết hiện tại mình đã mất hết những điều đó nhưng thường muốn nhắc lại quá khứ để cảm thấy sung sướng, hãnh diện, nhưng sâu kín trong lòng là tiếc nuối và đau buồn. Những người sống trong quá khứ gây thiệt hại cho chính mình, vì đã dừng lại bên lề cuộc sống, đánh mất những ngày tốt đẹp của hiện tại. Không ích lợi cho chính mình mà có khi là gánh nặng cho người chung quanh.

Read more: Quá Khứ, Hiện Tại & Tương Lai

 

"Hoa Ðào Nở..."

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

 

Mỗi năm hoa đào nở,
Lại thấy ông đồ già,
Bày mực tàu giấy đỏ,
Bên phố đông người qua...

Chúng ta đều quen thuộc với bài thơ “Ông Ðồ” mỗi khi Tết đến và bài thơ ngắn ngủi nầy thường tạo trong chúng ta một cái buồn man mác. Riêng tôi, mỗi khi Xuân về và thấy hoa đào nở, chẳng những thấy lòng mình man mác với cái buồn của bài thơ “Ông Ðồ” nhưng một ý nghĩ khác nữa cũng lại đến với tôi mỗi khi thấy hoa đào nở. Hoa đào tôi nói đến ở đây là loại hoa mai trắng hay anh đào trắng, được trồng dọc theo một vài con đường ở Dalat ngày xưa. Khi qua Mỹ đây, tôi có nhận xét nầy, đó là năm nào cũng vậy, không kể mưa hay nắng, nóng hay lạnh, Tết đến sớm hay trễ, cứ vào những ngày trước Tết là loại hoa mai trắng nầy nở rộ khắp nơi. Tôi tự hỏi không biết hoa đợi đến Tết mới nở hay là Tết đợi cho đến khi hoa nở mới về mà năm nào cũng như năm nào hoa mai trắng với ngày Tết Nguyên Ðán bao giờ cũng đi chung với nhau?

Thật ra đây chỉ là sự tuần hoàn của vũ trụ: bốn mùa tám tiết, hết Ðông lại đến Xuân, sau khi lá rụng, cây cối lại đâm chồi nẩy lộc, hoa lại nở. Có một cái đồng hồ khổng lồ Thiên Chúa đặt trong vũ trụ, cứ như thế mà xoay vần. Và cái xoay vần của vũ trụ cho ta thấy đức thành tín của Thiên Chúa, Ngài không bao giờ từ bỏ tạo vật của Ngài. Tại công viên quốc gia Yellowstone có một vòi phun nước nóng mang tên là “The Old Faithful” tạm dịch là “Vòi Nước Nóng Già Trung Thành.” Vòi nước nóng nầy mang tên đó bởi vì suốt bao nhiêu năm, mỗi ngày cứ đúng chu kỳ, vòi nước nóng lại trung tín phun lên như một người trung thành, bao giờ cũng đúng hẹn. Những cành mai trắng nở rộ mỗi khi Xuân về cũng là hình ảnh của lòng thành tín của Thiên Chúa đối với con người. Tác giả một bài hát đã viết những lời như sau: “Thu, Ðông, Xuân qua, Hạ lại đến tám tiết vãng lai, giăng bủa trên không tinh, nhật nguyệt luân chuyển mãi. Toàn thiên nhiên giới chứng minh luôn thiên đại vạn đại về thành tín lớn, khoan nhân, yêu thương trong Ngài.” Thời tiết, mùa màng, trăng sao, hoa lá... tất cả đều là những minh chứng hùng hồn chẳng những về sự hiện hữu của Thiên Chúa mà cũng cho chúng ta thấy lòng thành tín, không thay đổi của Ngài đối với chúng ta. Lời Chúa dạy: “Cha là Ðấng dựng nên muôn tinh tú, nơi Người không hề có sự thay đổi.” Kinh Thánh cũng cho chúng ta biết: “Ðức Chúa Giê-xu hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không bao giờ thay đổi.” Lòng người thay đổi nhưng Thiên Chúa không bao giờ thay đổi và dựa vào sự bất biến của Chúa mà chúng ta sống còn. Câu “Ngày mai trời lại sáng” đã trở thành sáo ngữ nhưng thật ra cũng vì biết chắc chắn ngày mai mặt trời sẽ mọc mà ta có thể sống.

Read more: "Hoa Ðào Nở..."

   

Page 31 of 50