Phúc Âm Giăng 3:16

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Qúy vị có đọc Kinh Thánh bao giờ chưa? Kinh Thánh là một quyển sách khá dày, khoảng 1,400 trang. Nhưng quý vị có biết là cả quyển Kinh Thánh dày đó có thể tóm tắt lại chỉ trong một câu mà thôi không? Câu đó như sau:

Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời (Phúc Âm Giăng 3:16)

Thật vậy, chúng ta đọc nhiều điều trong Thánh Kinh, nhưng cả Kinh Thánh có thể thu gọn lại trong một lời ngắn mà Bạn vừa được nghe. Lời Kinh Thánh đó mô tả về sự thực hữu của Đức Chúa Trời, về tình thương của Ngài, về kế hoạch hay chương trình cứu rỗi của Chúa, về Chúa Giê-xu, về đáp ứng của con người, về hình phạt, về ý nghĩa của đời sống... Nói khác đi, mọi khía cạnh của đời sống con người đều nằm trong câu Thánh Kinh nầy. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn vào từng điều một.

Trước hết, câu Kinh Thánh nầy cho thấy Đức Chúa Trời có thật và chúng ta không cần phải chứng minh. Câu Kinh Thánh nầy coi sự hiện hữu của Đức Chúa Trời là điều tự nhiện, là định đề của mọi nguyên lý mà ta không cần phải chứng minh, cũng giống như câu mở đầu của cả Kinh Thánh: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất.” Dĩ nhiên trên đời nầy có những người không tin có Đức Chúa Trời, cũng có những người nghi ngờ không biết có Chúa hay không, nhưng dù người ta tin hay không tin, Chúa vẫn có thật, Chúa vẫn hiện hữu. Thật ra, phủ nhân Thiên Chúa là bản tính tội lỗi cố hữu của con người, con người cố tình làm điều đó dù sâu kín trong đáy lòng ai cũng biết rằng Thiên Chúa có thật. Thiên Chúa đã bày tỏ cho chúng ta biết về Ngài bên ngoài qua vũ trụ, vạn vật, thiên nhiên, bên trong qua lương tâm bà ý thức đạo đức của chúng ta, nhưng bao nhiêu người trong chúng ta nghe tiếng phán của Ngài qua những điều đó? Chúng ta cần tĩnh tâm, lắng lòng để nghe được tiếng phán của Thiên Chúa.

Read more: Phúc Âm Giăng 3:16

 

Cuộc Hành Hương

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Người ta thường ví sánh cuộc đời là một chuyến đi, một cuộc hành trình. Nếu cuộc đời là một chuyến đi hay một cuộc hành trình thì quý vị có biết là mình đang đi đâu và đã đến chỗ nào rồi không? Nhìn trong khía cạnh thời gian thì những người trung niên đã đi được nửa chặng đường, những người lớn tuổi hơn đã đi gần đến cuối đường và những người trẻ mới bắt đầu bước vào đường đời. Nhưng dù là trong chặng đường nào, sẽ đến lúc chúng ta đến cuối đường. Trong các tôn giáo, người ta thường có các cuộc hành hương nhằm khuyến khích hay bắt buộc tín đồ tham dự vào những chuyến đi thăm các thánh địa. Thật ra, như chúng ta đã biết, nếu chỉ đi hành hương như vậy mà được giải thoát hay cứu rỗi thì cứu rỗi hay giải thoát như vậy chỉ dành cho một số người thôi vì đâu phải ai cũng có thể thực hiện những chuyến hành hương. Nhưng dù là theo tôn giáo nào hay không có niềm tin nữa thì cuộc đời vẫn là một chuyến hành hương, một hành trình đi vào cõi vĩnh hằng.

Thánh Kinh thường dùng hành trình của con dân Chúa từ Ai-cập đi vào Ðất Hứa để so sánh với hành trình đức tin của con người. Con dân Chúa ngày xưa bị làm nô lệ tại Ai-cập và cần được giải thoát thế nào thì con người chúng ta cũng cần được giải thoát khỏi gông cùm của tội lỗi như vậy. Thiên Chúa đã giải thoát con dân của Ngài khỏi xích xiềng nô lệ tại Ai-cập bằng cách ra lệnh cho họ giết một con chiên con, lấy huyết của con chiên đó bôi nơi cửa và khi thiên sứ của Chúa thấy dấu hiệu ấy sẽ đi qua, không làm hại người trong nhà có dấu huyết đó. Khi Chúa Giê-xu giáng trần làm người, Chúa được gọi là Chiên Con của Ðức Chúa Trời, Ðấng cất tội lỗi của thế gian. Ngày xưa, con dân Chúa được giải phóng khỏi Ai-cập nhờ huyết của con chiên nơi cửa thế nào thì ngày nay nhân loại cũng nhờ cái chết của Chúa Giê-xu mà được giải thoát như vậy.

Rồi khi ra khỏi Ai-cập, con dân Chúa lang thang 40 năm trong sa mạc, đoạn đường đó cũng tương tự như quãng đường đời của người theo Chúa với nhiều thử thách, cám dỗ mà phản ứng của chúng ta sẽ quyết định số phận của chúng ta. Cuối cùng, con dân Chúa đã đến bờ Ðất Hứa và khi vào vùng Ðất Hứa họ phải đối diện với kẻ thù muôn mặt cũng như ngày nay chúng ta phải đối diện với những cám dỗ muôn mặt của đời sống. Dù không hiểu hết những điều nầy, vấn đề căn bản là chúng ta đang ở trong một cuộc hành trình và phải đối diện với những chướng ngại trong hành trình đó. Trong hành trình nầy chúng ta cần có hành trang và người bạn đồng hành để tiến bước.

Read more: Cuộc Hành Hương

 

Ðặc Ðiểm của Một Gia Ðình Vững Mạnh - Bài 6

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Một tờ báo nọ đăng lời tâm sự của một em thiếu niên như sau:

"Em năm nay 13 tuổi. Cha mẹ em ly dị đã lâu và cả hai đều đã lập gia đình với người khác. Trong năm năm đầu của đời em, ba em hoàn toàn không biết đến em. Sau đó em hỏi thăm và liên lạc được với cha. Em có đến thăm ông một vài lần vào dịp cuối tuần. Từ đó em vui lắm vì biết mình là đứa con có cha. Nhưng gần đây em gọi điện thoại cha em không trả lời, ông không muốn nói chuyện với em nữa. Em hỏi ra thì được biết cha em đã bị mất việc làm và ông còn thiếu gia đình em khoảng một ngàn đồng tiền trợ cấp cho em. Có lẽ cha em tránh, không muốn nói chuyện với em vì ông nghĩ em gọi đến để đòi tiền. Nhưng em gọi không phải để đòi tiền mà chỉ để được nói chuyện với cha. Em muốn được nói chuyện với người cha thân yêu của em. Em đã viết thư trình bày điều mong ước của em, nhưng ông không trả lời thư em. Em thương cha, em muốn giữ mối liên lạc gần gũi với ông nhưng em không biết làm sao bây giờ. Em gọi điện thoại ông không trả lời, viết thư cũng không có hồi âm, em buồn quá, xin giúp em ý kiến.

Ký tên: Một đứa con cần tình thương của cha"

Thưa quý vị, đây là tiếng kêu tiêu biểu của hàng ngàn đứa con khao khát tình thương của cha trong nhiều hoàn cảnh khác nhau của xã hội chúng ta ngày nay. Trong Câu Chuyện Gia Đình kỳ trước chúng tôi có nói rằng nếu gia đình nào có người cha làm chủ, lãnh đạo vợ con bằng tình thương yêu, gia đình đó sẽ vững mạnh và con cái sẽ trưởng thành về mọi mặt. Dành thì giờ cho con là điều quan trọng nhưng cũng là điều các ông thường thiếu sót, vì thế chúng tôi có nêu một vài đề nghị để giúp quý ông đặt lại thứ tự ưu tiên trong sinh hoạt hằng ngày, hầu có thì giờ cho gia đình. Hai đề nghị chúng tôi đã nêu là: (1) Sắp xếp lại thời khóa biểu hoặc giờ giấc làm việc để có thì giờ cho gia đình. (2) Cố gắng có mặt trong bữa cơm tối của gia đình. Hôm nay chúng tôi xin đề nghị thêm một vài điều khác như sau:

Read more: Ðặc Ðiểm của Một Gia Ðình Vững Mạnh - Bài 6

 

Tin Mừng Cho Nhân Loại

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Quí vị đang đọc trang nhà của Chương Trình Phát Thanh Tin Lành. Tin Lành là tin vui được loan báo lần đầu tiên trong đêm Chúa Giê-xu giáng sinh. Thiên thần của Chúa đã đến với những người chăn chiên bên ngoài thành Bết-lê-hem và phán rằng: Đừng sợ chi, vì nầy ta báo cho các ngươi một Tin Lành, sẽ là tin vui lớn cho muôn dân. Ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sinh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Christ, là Chúa.

Nghe tin tức hằng ngày, chúng ta nghe tin vui thì ít, tin dữ thì nhiều. Nhưng tin vui cũng rất mong manh không kéo dài được lâu. Hôm nay trong mùa Giáng sinh, tôi xin nhắc lại tin mừng đã đến với nhân loại 2,000 năm trước nhưng vẫn còn giá trị và quí vị vẫn có thể tiếp nhận tin mừng nầy cho chính mình hôm nay. Lời đầu tiên thiên thần nói với những người chăn chiên là đừng sợ. Những người chăn chiên lúc ấy sợ hãi vì sự xuất hiện đột ngột của thiên thần và vì ánh sáng chói lòa. Tuy nhiên, sợ hãi cũng là bản tính tự nhiên của con người và sợ hãi là hậu quả của tội lỗi. Tổ tiên loài người là A-đam sau khi phạm tội trong vườn địa đàng đã thưa với Chúa rằng: "Tôi có nghe tiếng Chúa trong vườn nên tôi sợ." Sợ hãi là hậu quả tất nhiên của tội lỗi. Khi phạm tội, làm điều sai quay, tâm hồn chúng ta không thể bình an, nhưng mang nhiều nỗi xao xuyến lo âu. Bản tính tội lỗi của con người cũng khiến cho con người sợ hãi nhiều điều: sợ bệnh tật, sợï chết, sợ tương lai, sợ người chung quanh.

Read more: Tin Mừng Cho Nhân Loại

   

Page 32 of 50