Lui Lại Một Giờ

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Trong Chúa Nhật đầu Tháng Mười Một nầy, chúng ta vặn đồng hồ lui lại một giờ để trở về với giờ cũ chúng ta đã vặn lên hôm Tháng Ba. Việc thay đổi giờ nầy được áp dụng từ thế chiến thứ nhất để người ta có thể bắt đầu làm việc sớm trong mùa hè vì khoảng thời gian có ánh sáng mặt trời trong mùa hè dài hơn trong mùa thu và mùa đông. Vặn đồng hồ lui tới như vậy là để thích ứng với mùa màng và thời tiết chứ trong thực tế thời gian vẫn y nguyên, không có gì thay đổi. Nói khác đi, chúng ta chỉ có thể thay đổi thì giờ chứ không thể thay đổi thời gian. Thời gian tuy là một cái gì trừu tuợng nhưng lại rất cụ thể trong đời sống: chúng ta nói đến dòng thời gian, dấu vết của thời gian hay níu kéo thời gian. Tất cả những điều nầy cho thấy thời gian là điều ta không thấy nhưng nó chi phối và ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống chúng ta. Chẳng những vậy còn một yếu tố khác nữa của thời gian ta gọi là vĩnh hằng hay vĩnh cửu tức là tính cách vô hạn của thời gian mà chúng ta phải đối diện.

Trong câu chuyện Phúc Âm tuần trước, chúng tôi nhắc đến yếu tố vĩnh hằng hay vĩnh cửu mà Thiên Chúa đã đặt để trong lòng người. Sâu kín trong tâm hồn, mỗi chúng ta đều có ý thức về cõi vĩnh hằng, về những giá trị trường tồn vĩnh cửu mà ta cần đeo đuổi. Thiên Chúa đặt chúng ta trên cõi đời nầy với những giới hạn về thời gian và không gian, nhưng cũng trong giới hạn đó, số phận đời đời của con người được quyết định. Đường đời chúng ta đi là khoảng thời gian rất ngắn so với cõi vĩnh hằng, nhưng đây là khoảng thời gian quyết định. Trong một chuyến đi nào đó, dài hay ngắn điểm đến của chuyến đi bắt đầu từ chỗ ta định đi đâu và quyết định đi đâu. Lái xe trên xa lộ, ta phải chọn để đi về hướng Bắc hay hướng Nam, hướng Đông hay hướng Tây. Bước lên phi cơ để đi đến một thành phố nào đó, ta phải biết mình lên đúng chuyến bay để đi đến đúng chỗ mình muốn đi. Đời sống có những quyết định để đưa ta đến những bến bờ mà mình định đi thì cũng có những quyết định đưa ta vào cõi vĩnh hằng. Một chọn lựa, một quyết định sai lầm sẽ đưa chúng ta vào cõi trầm luân đời đời. Một quyết định đúng sẽ dẫn chúng ta vào cõi phước lạc đời đời.

Read more: Lui Lại Một Giờ

 

Ðặc Ðiểm của Một Gia Ðình Vững Mạnh - Bài 2

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Liên là một thiếu nữ khoảng 25 tuổi, làm việc trong một department store. Một ngày nọ, một người bạn học cũ mời Liên đi dự lễ ra trường của mình. Vì là bạn khá thân nên Liên sắp xếp thì giờ đi dự lễ để chia vui với bạn. Trong buổi lễ, khi những sinh viên tốt nghiệp được đọc tên, Liên nhận ra tên của một số bạn hồi cùng học trung học. Bỗng Liên thấy buồn và hối tiếc trong lòng. Giá mà hồi đó Liên đừng lấy chồng sớm, cũng đừng bỏ học đi làm nhưng cứ chịu khó tiếp tục học thì hôm nay cũng đã xong bốn năm đại học và cũng được lãnh bằng như các bạn của mình. Hơn nữa, phải chi bố mẹ quan tâm đến việc học của Liên, đừng chiều theo ý Liên nhưng lấy thẩm quyền làm cha mẹ, nghiêm khắc hơn và thúc đẩy, khuyến khích hơn một tí thì ngày nay Liên đã có một tương lai tươi sáng hơn. Hồi đó Liên có người yêu sớm nên bỏ học, cha mẹ chiều ý Liên, bảo con muốn sao cũng được chứ không chỉ bảo, dẫn dắt. Bây giờ Liên phải làm một công việc với đồng lương thấp, đời sống vì thế cũng chật vật. Thưa quý vị, nếu vì thương con mà chúng ta chỉ chiều con chứ không dám nói hay làm điều gì trái ý con, lắm khi chúng ta vô tình gây thiệt hại cho con.

Trong Câu Chuyện Gia Ðình kỳ trước, chúng tôi có nói về năm yếu tố hay năm điều kiện cần có để đào tạo nên những đứa con trưởng thành, chúng tôi cũng đã trình bày yếu tố thứ nhất, đó là trong gia đình cần có tình yêu thương: tình yêu vợ chồng dành cho nhau và tình yêu cha và mẹ dành cho con. Hôm nay chúng tôi xin trình bày yếu tố thứ hai.

Read more: Ðặc Ðiểm của Một Gia Ðình Vững Mạnh - Bài 2

 

Đức Tin

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Phúc Âm là Tin Mừng Cứu Rỗi của Đức Chúa Trời cho nhân loại. Phúc Âm bao gồm những điểm căn bản như sau:

1. Mọi người đều là tội nhân.
2. Hậu quả của tội là cái chết. Cái chết thể xác cũng như chết tâm linh nghĩa là bị phân cách với Đức Chúa Trời là Đấng tạo dựng chúng ta.
3. Trong nỗi tuyệt vọng cùng cực vì ngăn cách đó, con người tìm đủ mọi giải pháp để tránh án phạt của Thiên Chúa nhưng không ai có thể cứu con người được vì mọi người đều có tội như nhau, không ai có thể cứu rỗi ai.
4. Điểm thứ tư của Phúc Âm là Chúa Giê-xu là giải pháp của Thiên Chúa để cứu rỗi con người. Giải pháp đó là Chúa Giê-xu mang thân xác con người, gánh tội của con người và nhận bản án thay cho con người. Nhờ vậy tội lỗi của con người mới được cất bỏ vì có người gánh thay. Trên căn bản đó, Thiên Chúa có thể tha thứ cho con người vì nó thỏa mãn đức yêu thương và đức công chính của Ngài. Công chính, Thiên Chúa phải hình phạt toàn thể nhân loại vì tội lỗi nhưng yêu thương, Thiên Chúa đã để cho Chúa Cứu Thế Giê-xu gánh chịu hình phạt thay cho con người. Con người chỉ còn một bước nữa để kinh nghiệm ơn tha thứ và cứu rỗi của Thiên Chúa. Bước đó là bước đức tin. Đức tin là điểm căn bản cuối cùng của Phúc Âm chúng tôi trình bày cùng quý vị hôm nay.

Có nhiều điều người ta thường hiểu sai về đức tin và do đó đã không tin hay tin không đúng. Do đó chúng ta cần hiểu đức tin như sau:

Read more: Đức Tin

 

Ðặc Ðiểm của Một Gia Ðình Vững Mạnh - Bài 1

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Có một thầy giáo kia, cứ mỗi năm hai lần, ông đưa học trò và phụ huynh đi thăm trại cải huấn để các em học sinh biết đời sống trong nhà tù như thế nào và quý vị phụ huynh thấy trách nhiệm của mình đối với con cái. Một lần nọ, trong khi thăm nhà tù, một phụ huynh hỏi một em thiếu niên: "Cháu làm gì mà phải vào tù như vầy?" Em trả lời: "Ba má cháu cãi nhau mỗi ngày, ba cháu thì giận dữ, la mắng con cái. Không khí trong nhà lúc nào cũng căng thẳng nên cháu đi chơi với bạn, bạn rủ cháu bán cần sa ma túy và cháu bị bắt." Ðây là tiêu biểu cho những hoàn cảnh đau thương mà bao nhiêu em thiếu niên đang kinh nghiệm: Trong gia đình các em không được cha mẹ yêu thương và chấp nhận, vì thế bất cứ nơi nào hay người nào chấp nhận các em thì các em sẽ chạy đến. Thưa quý thính giả, trong câu chuyện gia đình hôm nay và những tuần tới chúng tôi sẽ trình bày về năm yếu tố cần có để đào tạo những đứa con trưởng thành về mặt tình cảm, tinh thần và tâm linh. Năm yếu tố đó là:

  1. Trong gia đình có tình thương,
  2. Có Kỷ luật,
  3. Ðời sống cha mẹ ổn định,
  4. Cha mẹ nêu gương tốt cho con và
  5. Người cha thật sự làm chủ, lãnh đạo gia đình.

1. Trong gia đình có tình thương

Một gia đình vững mạnh là gia đình có tình yêu thương: cha mẹ yêu thương nhau và cả cha và mẹ đều yêu thương con, chăm lo cho con. Yếu tố cha mẹ yêu thương nhau quan trọng đối với sự phát triển của con cái hơn là yếu tố cha mẹ yêu thương con. Các nhà tâm lý học cho biết, trong những gia đình cha mẹ không thương nhau mà cũng không thương con, con cái lớn lên có nhiều nan đề, vì các em thiếu tình thương của cha mẹ và đời sống thiếu bình an. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chỉ thương con chứ không yêu thương nhau, con cái lại có nhiều nan đề hơn. Một bác sĩ tâm lý nọ dành nhiều năm nghiên cứu trường hợp những thanh thiếu niên hư hỏng và ông đã khám phá ra rằng, trong những gia đình chỉ có cha hay mẹ, có khoảng 30% có con cái hư hỏng, bỏ học hoặc làm điều phạm pháp. Trong khi đó, những gia đình có đủ cả cha và mẹ nhưng cha mẹ không hòa thuận nhau hoặc người cha không lãnh đạo gia đình, có đến 68% những gia đình này có con hư hỏng.

Read more: Ðặc Ðiểm của Một Gia Ðình Vững Mạnh - Bài 1

   

Page 34 of 50