Bên Bờ Giếng - Bài 2

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Chúng ta đang sống trong mùa hè và giữa thời tiết nóng nực nầy, một ly nước mát luôn đem lại cho chúng ta một cái gì tươi mát, thỏa mãn. Giữa dòng đời đầy cơ cực, khổ đau, Chúa Giê-xu chính là giòng nước mát, đem lại cho chúng ta an bình, thỏa mãn và hạnh phúc. Chúa phán, "Ai uống nước nầy sẽ còn khát mãi nhưng uống nước Ta cho sẽ chẳng bao giờ khát nữa, nước Ta cho sẽ thành một mạch nước trong tâm hồn, tuôn tràn mãi mãi sức sống vĩnh cửu." Một mạch nước trong tâm hồn, đó là điều mỗi chúng ta đang cần vì một ly nước hay một thùng nước rồi cũng sẽ cạn và chúng ta lại tiếp tục khát. Điều Chúa hứa ban cho chúng ta không phải chỉ là một ly nước tạm thời, ngắn hạn, thỏa mãn trong phút chốc rồi lại tiếp tục khát. Không phải như vậy. Điều Chúa hứa ban cho chúng ta là một mạch nước trong tâm hồn, một nguồn suối. Nói khác đi, vấn đề của chúng ta được giải quyết tận cỗi rễ, như một người được giải phẫu ung thư, cắt bỏ đi những phần tế bào bệnh hoạn chứ không phải chỉ xức thuốc sơ sài bên ngoài cho đỡ đau.

Chúa Cứu Thế Giê-xu đã đến trần gian đẻ giải quyết vấn đề của con người tận cội rễ. Vấn đề của con người là vấn đề tội lỗi. Tội lỗi là bất cứ điều gì đi ngược lại với đường lối của Thiên Chúa và chính tội lỗi đã ngăn cách con người với Thiên Chúa và chính vì vậy con người phải sống trong đau khổ. Nếu chúng ta giải quyết vấn đề tận gốc rễ, nghĩa là bằng lòng dứt khát với tội lỗi, ăn năn tội đến với Chúa Giê-xu để nhận ơn tha thứ của Ngài vì chính Ngài đã đổ máu của Ngài ra để chuộc tội cho chúng ta. Nếu chúng ta làm điều nầy với một đức tin chân thành, Chúa sẽ tha tội cho chúng ta, ngự vào tâm hồn chúng ta, ban cho chúng ta nước hằng sống, hay nói đúng hơn sự sống của chính Ngài để rồi một mạch nước sẽ bắt đầu tuôn tràn trong chúng ta và chúng ta sẽ kinh nghiệm một cuộc sống đầy ý nghĩa giữa một thế giới đầy khổ đau.

Read more: Bên Bờ Giếng - Bài 2

 

Bên Bờ Giếng - Bài 1

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Hôm nay, tôi muốn mời Bạn cùng tôi bước vào một buổi trưa nóng nực, nhưng chúng ta sẽ cùng nhau ngồi bên một bờ giếng để kinh nghiệm một cái gì tươi mát của một mùa xuân trong mùa hạ. Phúc Âm Giăng ghi lại câu chuyện một thiếu phụ người Sa-ma-ri gặp Chúa bên bờ giếng vào một buổi trưa.

Câu chuyện nầy cho thấy một cuộc gặp gỡ lạ thường nhưng có thể rất phù hợp với hoàn cảnh của chúng ta hiện tại. Trước hết chúng ta cần biết Sa-ma-ri là một sắc dân lai, bị người Do-thái thời ấy khinh miệt và không bao giờ giao thiệp. Khi mắng chưởi ai nặng lời, họ dùng từ "Sa-ma-ri" để gọi người đó. Người Do-thái không giao thiệp, không tiếp xúc và khinh miệt người Sa-ma-ri như vậy, nhưng Chúa Giê-xu đã không coi thường đám dân nầy, Ngầi đến với họ. Thông thường, những người Do-thái khác tránh không đặt chân lên phần đất của người Sa-ma-ri dù phải đi xa hơn, nhưng Chúa Giê-xu lại đi ngang qua phần đất đó.

Có thể có một số người trong chúng ta nghĩ rằng mình là con người tội lỗi, Chúa sẽ ngoảnh mặt đi, không chú ý gì đến mình đâu, nhưng không phải như vậy, chẳng bao giờ có trường hợp đó. Thiên Chúa luôn luôn thương yêu chúng ta và sẵn sàng đến với chúng ta nếu chúng ta chịu đón tiếp Ngài. Chúa đã đến với thiếu phụ người Sa-ma-ri là một dân tộc bị khinh miệt, coi thường, Chúa chắc chắn sẽ đến với chúng ta dù chúng ta thuộc thành phần nào trong xã hội, dù quá khứ của chúng ta như thế nào. Thiên Chúa luôn luôn thương yêu và Ngài đến với tất cả mọi người không phân biệt một ai! Đó là điểm đầu tiên chúng ta cần ghi nhớ trong cuộc đối diện giữa Chúa Cứu Thế và thiếu phụ người Sa-ma-ri: Chúa không phân biệt ai cả, Chúa thương yêu và đến với tất cả mọi người.

Điểm kế tiếp trong cuộc đối diện và đối thoại giữa Chúa Giê-xu và thiếu phụ người Sa-ma-ri là những lời trao đổi thuộc phạm vi vật chất. Chúa xin người thiếu phụ nước uống khiến cho bà ta ngạc nhiên và đặt câu hỏi, làm thế nào một người Do-thái như ông lại đi xin nước từ một phụ nữ người Sa-ma-ri như tôi. Thật ra Chúa chỉ muốn gợi tò mò chú ý để đưa bà ta đến chỗ thấy rõ nhu cầu tâm linh của mình. Bạn thân mến, ngày nay Thiên Chúa cũng có thể làm một điều tương tự với chúng ta. Ngài cho phép những hoàn cảnh khác nhau đến với chúng ta để chỉ dạy chúng ta những chân lý cao siêu mầu nhiệm.

Read more: Bên Bờ Giếng - Bài 1

 

Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 3

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Như chúng ta đã biết, để có thể hiểu nhau và thông cảm với nhau, vợ chồng cần dành thì giờ trò chuyện với nhau thường xuyên.  Tiến trình đối thoại gồm có ba phần: nói, nghe và thông cảm.  Ba phần này quan trọng như nhau, nếu thiếu một phần nào, đối thoại sẽ không đầy đủ, không trọn vẹn.  Về cách nói và nghe, Thánh Kinh dạy:  “Người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận” (Gia-cơ 1:19).  Khi đối thoại, chúng ta cần sẵn sàng lắng nghe, nghe đầy đủ rồi mới nói và không dễ dàng nổi giận về những gì mình nghe.  Có nhiều người không muốn nói mà cũng không muốn nghe ai nói, dù là người thân thương, gần gũi với mình nhất.  Có thể nói, đây là điều thường thấy nơi các ông.  Có nhiều ông chồng chẳng bao giờ nói chuyện với vợ mà cũng không muốn nghe vợ nói, khiến những người vợ đó thật là cô đơn.  Là người tin Chúa, chúng ta sống cho phúc lợi của người khác và sống với mọi người trong tình yêu thương nên chúng ta không cư xử như thế với người thân yêu.

Sách Châm Ngôn trong Kinh Thánh Cựu Ước dạy rất nhiều về ảnh hưởng của lời nói và cách sử dụng lời nói.  Kinh Thánh cho chúng ta ít nhất mười nguyên tắc sau đây:

1.  Lời nói có sức mạnh rất lớn vì thế chúng ta phải cẩn thận khi sử dụng lời nói
2.  Chúng ta cầ
n giữ tâm trí trong sạch vì là nơi phát xuất tư tưởng và lời nói
3.  Trong tiế
n trình đối thoại, nghe quan trọng hơn nói
4.  Lờ
i nói thiếu suy nghĩ gây nhiều tai hại
5.  Lờ
i nói trong lúc nóng giận rất nguy hiểm
6.  Lờ
i nói đúng lúc, đúng chỗ có giá trị lớn
7.  Lờ
i nói nhân từ có tác dụng tốt
8.  Nói nhiề
u sẽ vấp váp và lầm lỗi nhiều
9.  Chúng ta cầ
n nói thật nhưng nói với tình yêu thương
10.  Hãy tránh tính hay cằ
n nhằn và tranh cãi

Nguyên tắc 1:  Lời nói có sức mạnh rất lớn

Châm Ngôn 18:21:  “Sống chết ở nơi quyền của lưỡi; kẻ ái mộ nó sẽ ăn bông trái của nó.”  Câu này hàm ý rằng lời nói có thể đem lại sự sống nhưng cũng có thể giết chết.  Lời nói có thểmang lại niềm vui, sức sống nhưng cũng có thể khiến người nghe nản lòng, không còn muốn sống nữa.  Những lời an ủi, khích lệ sẽ giúp người buồn khổ, nản lòng được lên tinh thần và thêm ý chí để vượt qua khó khăn.  Lời chê trách, mắng mỏ trái lại, khiến tinh thần sụp đổ và khiến chúng ta muốn bỏ cuộc.  Lời nói có thể đem lại hiệp một, thông cảm giữa người này với người kia nhưng lời nói cũng có thể gây chia rẽ, hận thù khiến người ta có thể đi đến chỗ làm hại nhau.  Châm Ngôn 15:4 dạy:  “Lưỡi hiền lành giống như một cây sự sống; song lưỡi gian tà làm cho hư nát tâm thần.”  Có lẽ chúng ta đều đã kinh nghiệm ảnh hưởng tai hại của những lời nói thiếu yêu thương, thiếu tôn trọng, làm cho lòng chúng ta tan nát.  Có những người dù đã lìa khỏi gia đình cha mẹ mấy mươi năm vẫn đau lòng khi nhớ lại những lời nặng nề, đau đớn cha mẹ nói với mình.  Có người suốt đời bị ám ảnh vì một lời nói cay đắng, thiếu yêu thương của vợ hay chồng trong những ngày đầu chung sống. Lời nói có sức mạnh lớn như thế nên chúng ta cần thận trọng khi nói năng với người chung quanh.

Read more: Đối Thoại Trong Hôn Nhân - Bài 3

 

Giê-ru-sa-lem

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Chiến tranh lại tái phát tại dải Gaza giữa phe Hamas và Israel và cả hai bên đều không chịu ngưng chiến dù nhiều phe cố can thiệp để tìm một giải pháp hòa bình cho Trung Đông. Hòa bình Trung Đông là then chốt cho hòa bình thế giới vì bao nhiêu xung đột, nhất là nạn khủng bố hiện nay đều bắt nguồn từ những tranh chấp tại Trung Đông giữa Ả-rập và Do-thái. Tình hình Trung Đông sẽ diễn tiến như thế nào, chúng ta không rõ nhưng có một điều Kinh Thánh dạy, đó là: "Hãy cầu hòa bình cho Giê-ru-sa-lem!" Giê-ru-sa-lem, thủ đô của Do-thái hiện nay cũng là một trong những đầu giây của những mối tranh chấp tại Trung Đông. Ba tôn giáo lớn trên thế giới là Cơ-đốc giáo, Hồi giáo và Do-thái giáo đều coi Giê-ru-sa-lem là thánh địa.

Giê-ru-sa-lem thật sự mang ý nghĩa gì? Giê-ru-sa-lem được vua Đa-vít của Do-thái thành lập khi ông bắt đầu trị nước. Tuy nhiên lịch sử của thành phố nầy bắt đầu từ ông tổ của người Do-thái là Áp-ra-ham khi ông vâng lời Chúa, chịu thử nghiệm và sẵn sàng dâng đứa con duy nhất trên bàn thờ cho Chúa. Thiên Chúa đã thấy đức tin mãnh liệt nơi ông và ban thưởng cho ông. Nơi ông tổ Áp-ra-ham sẵn sàng dâng đứa con cho Chúa là núi Mô-ri-a, địa điểm của Giê-ru-sa-lem ngày nay. Trải qua nhiều năm, Giê-ru-sa-lem là thủ đô của Do-thái cho đến khi thành nầy bị vua của đế quốc Ba-by-lôn tàn phá vào năm 586 trước công nguyên. 70 năm sau, con dân của Chúa được trả tự do, hồi hương và tái thiết thành và đền thờ nhưng rồi nhiều cuộc chiến lại xảy ra cho đến thời kỳ La-mã. Vào năm 70 sau công nguyên, Giê-ru-sa-lem lại bị san thành bình địa như lời Chúa Giê-xu đã báo trước.

Read more: Giê-ru-sa-lem

   

Page 37 of 50