Cỏ Dại Trong Vườn

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Tuần vừa qua, tôi trồng một ít hoa trong vườn trước nhà. Vì là những cây hoa mới trồng nên tôi phải lo tưới mỗi ngày để cây không chết. Ngày hôm qua, tôi thấy những cây hoa của tôi lên thật tốt nhưng cùng với những cây hoa một số cây cỏ dại, nhờ được tưới nước nên cũng mọc lên khá tốt. Dĩ nhiên là tôi phải nhổ những cây cỏ dại đó đi để chỉ thấy những bông hoa đẹp. Ngày xưa, khi dạy dỗ quần chúng, Chúa Giê-xu đã dùng dụ ngôn, tức là những câu chuyện trong đời sống hàng ngày với ngụ ý dạy dỗ. Một trong những câu chuyện đó như sau. Ðức Chúa Giê-xu phán:

Nước thiên đàng giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Nhưng đang khi người ta ngủ , thì kẻ thù chủ ruộng liền đến, gieo cỏ lùng vào trong lúa mì, rồi đi. Ðến khi lúa mì lớn lên, và trổ bông, thì cỏ lùng cũng lòi ra. Các đầy tớ của chủ nhà bèn đến thưa rằng: Thưa chủ, chủ không gieo giống tốt trong ruộng chủ sao? Vậy thì cỏ lùng bởi đâu mà ra? Chủ đáp rằng: Ấy là một kẻ thù đã làm điều đó. Các đầy tớ thưa rằng: Vậy chủ có muốn chúng tôi đi nhổ cỏ đó chăng? Chủ rằng: Chẳng nên, e khi nhổ cỏ lùng, hoặc các ngươi nhổ lộn lúa mì đi chăng. Hãy để cho cả hai thứ cùng lớn lên cho đến mùa gặt; đến mùa gặt, ta sẽ dặn con gặt rằng: trước hết hãy nhổ cỏ lùng, bó lại từng bó mà đốt đi; song hãy thâu trử lúa mì vào kho ta (Phúc Âm Ma-thi-ơ 13:24-30).

Read more: Cỏ Dại Trong Vườn

 

Mẹ Chồng và Nàng Dâu - Bài 11

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Để hiểu tại sao các bậc cha mẹ, nhất là các bà mẹ, khó chấp nhận con trai xa lìa mình để xây dựng gia đình mới, chúng ta hãy nhìn vào mối dây ràng buộc giữa mẹ và con trai. Nếu quan sát trong các gia đình, chúng ta sẽ thấy bà mẹ thường hay trò chuyện, làm việc chung với con gái và có vẻ gần với con gái hơn con trai vì mẹ con có nhiều điểm chung, có những sở thích và nhu cầu giống nhau. Tuy nhiên, nói về sự sâu đậm của tình mẫu tử thì hầu hết các bà thương con trai hơn con gái và có khuynh hướng muốn nắm giữ con trai hơn. Trước hết vì các bà nghĩ rằng con trai mới thật là con của mình, sau này khi già yếu cô đơn, mình sẽ nhờ con trai hơn là con gái. Hơn nữa, nhiều người quan niệm rằng con trai mới là người có trách nhiệm đối với cha mẹ, còn con gái phải lo cho chồng và gia đình chồng. Khi sống chung với con trai các bà cũng không ngại vì nghĩ nhà của con cũng như nhà mình. Vì những suy nghĩ đó, các bà mẹ thường khó chấp nhận con trai lìa khỏi gia đình để tự lập.

Có một bà mẹ kia, sau khi con trai cưới vợ và ra riêng, bà cứ liên lạc, thăm hỏi mỗi ngày. Một người bạn thấy vậy nói: "Con trai bà đã có vợ rồi, sao bà còn chăm sóc hoài vậy?" Bà trả lời: "Tại sao khi con tôi có vợ, tôi không được lo cho nó nữa? Là mẹ mà không lo cho con sao được! Dù bao nhiêu tuổi nó vẫn là con của tôi và dù nó có vợ, tôi vẫn là mẹ nó, không ai có thể cấm tôi chăm sóc con tôi!" Lý luận của bà mẹ này nói lên tâm trạng của rất nhiều các bà mẹ có con trai mới lập gia đình. Thường các bà không muốn con rời xa mình, nhất là nếu người mẹ không có một hôn nhân hạnh phúc, bị chồng phụ bạc hay chồng chết sớm, hoặc những bà mẹ có ít con. Đặc biệt là những bà chỉ có một đứa con trai duy nhất, khi con lớn các bà thường lo sợ ngày phải xa con, và không muốn lìa xa con.

Một người con dâu nọ than với bạn như sau: "Mẹ chồng tôi xen vào đời sống gia đình tôi nhiều quá. Lúc chúng tôi mới cưới, bà cho phép hai vợ chồng dọn ra riêng, mọi người thấy vậy bảo là tôi may mắn và khen bà là thức thời, thông cảm với thế hệ trẻ. Nhưng không ai biết là bà gọi điện thoại cho chồng tôi mỗi ngày, hỏi hôm nay đi đâu, làm gì, bữa nay vợ nấu món gì? Khi gọi đến bà chỉ muốn nói chuyện với chồng tôi mà cũng không bao giờ hỏi đến tôi. Mỗi tuần bà nấu thức ăn mang đến hai ba lần. Bà nấu những món chồng tôi thích, nói rằng bà biết anh ấy nhớ những món này vì tôi không nấu được. Mấy năm sau, vợ chồng chúng tôi mua nhà, bà đến xem xét, phê bình điều này điều nọ, không hề có một lời khen. Khoảng một tuần sau bà trở lại, mang theo khăn bàn, tranh ảnh, bình hoa, màn cửa, nói là để giúp chúng tôi trang hoàng nhà mới. Tôi rất biết ơn về lòng quan tâm của mẹ chồng đối với gia đình chúng tôi nhưng điều khó là, những gì bà chọn để trang hoàng nhà mới của chúng tôi hợp với sở thích của bà và ý bà chứ không đúng với điều tôi muốn. Bà cũng không hỏi xem tôi thích màu gì, có thích những gì bà chọn hay bà trang hoàng như thế có được không? Không, bà cụ tự ý trang hoàng sắp xếp mọi thứ, làm như bà là người chủ căn nhà. Chúng tôi có hai đứa con, bà cụ rất thương cháu và thích đến chơi với cháu, nhưng mỗi khi đến, bà chiều hai đứa bé quá đáng, những gì chúng tôi nói không được thì bà nói là được và bà hầu như dạy các cháu ngược lại những gì chúng tôi đã dạy. Tôi buồn quá mà không biết làm sao, nếu nói thì bà sẽ giận, và khi bà giận thì tôi là người khổ hơn hết.

Read more: Mẹ Chồng và Nàng Dâu - Bài 11

 

Thiên Chúa và Sự Sống

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Một đề tài gây nhiều tranh luận trong những ngày gần đây là vấn đề sử dụng phôi tế bào trong các công cuộc nghiên cứu y học. Khoa học tiến bộ thì người ta phải đối diện với những vấn đề mà trước kia không bao giờ phải đặt ra. Ngày nay người ta nói đến vấn đề đạo đức liên quan đến sinh học, đến phôi tế bào, đến sao chép sinh học. Tất cả những vấn đề nầy được đặt ra vì hai lý do duy nhất đó là sự thực hữu của sự sống và sự thực hữu của Đấng Tạo Hóa.

Vấn đề không cần phải tranh cãi nếu không liên quan đến sự sống. Câu hỏi đặt ra trong việc sử dụng các phôi tế bào là sự sống bắt đầu từ khi nào. Nếu sự sống bắt đầu từ khi cái phôi được hình thành thì đụng đến cái phôi là đụng đến chính sự sống của một con người. Nhưng nếu chỉ là vấn đề sự sống không mà thôi thì không nói làm gì. Sở dĩ người ta phải đặt vấn đề là vì vấn đề nguồn của sự sống. Sự sống đến từ đâu? Dù tin hay không tin, sâu kín trong tâm hồn ai cũng biết rằng sự sống là một huyền nhiệm vì con người không thể tạo ra sự sống. Tất cả những thí nghiệm và nghiên cứu của con người đều dựa trên những yếu tố có sẵn là sự sống. Người ta biết rằng đụng đến sự sống là đụng đến một cái gì thiêng liêng, không thể coi thường. Và đó là một bằng chứng hùng hồn về sự thực hữu của Đấng Tạo Hóa.

Sự sống và Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời và sự sống là hai điều đi chung với nhau mà chúng ta phải nghĩ đến và sống đúng với suy nghĩ đó. Bạn và tôi, chúng ta đang hiện hữu trên cõi đời nầy và sự sống chúng ta đang có đến từ Thiên Chúa. Tác giả Thánh Vịnh 139 nói rằng, "Tôi cảm tạ Thiên Chúa vì tôi đã được tạo dựng cách đáng sợ lạ lùng." Những nghiên cứu của y học về yếu tố di truyền cho thấy cả một công trình chi tiết, vĩ đại của Đức Chúa Trời trong sự sống của mỗi người. Tác giả Thánh Vịnh 139 dù sống hàng ngàn năm trước, không biết gì về những tiến bộ của khoa học hiện đại, nhưng trong ơn thần cảm của Thiên Chúa đã viết, "Chúa đã dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi." "Dệt trong lòng mẹ" là ngôn ngữ của thi ca nhưng đồng thời cũng minh chứng tính cách diệu kỳ của sự sống con người khi được tạo dựng trong lòng mẹ. Chúng ta mang trong người sự sống của cha mẹ chúng ta nhưng trên hết thật sự chúng ta mang trong người sự sống của Thiên Chúa, của Đấng Tạo Hóa, của Đấng ban cho chúng ta sự sống.

Read more: Thiên Chúa và Sự Sống

 

Thiên Chúa và Sự Sống

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Một đề tài gây nhiều tranh luận trong những ngày gần đây là vấn đề sử dụng phôi tế bào trong các công cuộc nghiên cứu y học. Khoa học tiến bộ thì người ta phải đối diện với những vấn đề mà trước kia không bao giờ phải đặt ra. Ngày nay người ta nói đến vấn đề đạo đức liên quan đến sinh học, đến phôi tế bào, đến sao chép sinh học. Tất cả những vấn đề nầy được đặt ra vì hai lý do duy nhất đó là sự thực hữu của sự sống và sự thực hữu của Đấng Tạo Hóa.

Vấn đề không cần phải tranh cãi nếu không liên quan đến sự sống. Câu hỏi đặt ra trong việc sử dụng các phôi tế bào là sự sống bắt đầu từ khi nào. Nếu sự sống bắt đầu từ khi cái phôi được hình thành thì đụng đến cái phôi là đụng đến chính sự sống của một con người. Nhưng nếu chỉ là vấn đề sự sống không mà thôi thì không nói làm gì. Sở dĩ người ta phải đặt vấn đề là vì vấn đề nguồn của sự sống. Sự sống đến từ đâu? Dù tin hay không tin, sâu kín trong tâm hồn ai cũng biết rằng sự sống là một huyền nhiệm vì con người không thể tạo ra sự sống. Tất cả những thí nghiệm và nghiên cứu của con người đều dựa trên những yếu tố có sẵn là sự sống. Người ta biết rằng đụng đến sự sống là đụng đến một cái gì thiêng liêng, không thể coi thường. Và đó là một bằng chứng hùng hồn về sự thực hữu của Đấng Tạo Hóa.

Sự sống và Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời và sự sống là hai điều đi chung với nhau mà chúng ta phải nghĩ đến và sống đúng với suy nghĩ đó. Bạn và tôi, chúng ta đang hiện hữu trên cõi đời nầy và sự sống chúng ta đang có đến từ Thiên Chúa. Tác giả Thánh Vịnh 139 nói rằng, "Tôi cảm tạ Thiên Chúa vì tôi đã được tạo dựng cách đáng sợ lạ lùng." Những nghiên cứu của y học về yếu tố di truyền cho thấy cả một công trình chi tiết, vĩ đại của Đức Chúa Trời trong sự sống của mỗi người. Tác giả Thánh Vịnh 139 dù sống hàng ngàn năm trước, không biết gì về những tiến bộ của khoa học hiện đại, nhưng trong ơn thần cảm của Thiên Chúa đã viết, "Chúa đã dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi." "Dệt trong lòng mẹ" là ngôn ngữ của thi ca nhưng đồng thời cũng minh chứng tính cách diệu kỳ của sự sống con người khi được tạo dựng trong lòng mẹ. Chúng ta mang trong người sự sống của cha mẹ chúng ta nhưng trên hết thật sự chúng ta mang trong người sự sống của Thiên Chúa, của Đấng Tạo Hóa, của Đấng ban cho chúng ta sự sống.

Read more: Thiên Chúa và Sự Sống

   

Page 40 of 50