Thông Điệp Phúc Âm

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Chúng ta đang sống trong thời đại tin học và mỗi ngày chúng ta tiếp nhận rất nhiều tin tức qua đủ mọi phương tiện, từ điện thoại, điện thư đến email, texting, rồi qua tin tức báo chí, truyền thanh, truyền hình. Có thể nói trí óc chúng ta tràn ngập với những thông tin, từ điều tốt đến điều xấu, từ điều đáng để tâm, đến những việc nên bỏ ngoài tai. Giữa rừng thông tin đó, những dòng chữ nầy đến với quý vị có thể như một tiếng vang trong sa mạc, lạc lõng giữa những ồn ào của đời sống. Tuy nhiên, với đôi tai bén nhạy, tôi hy vọng Bạn có thể nhận được một sứ điệp quan trọng từ Thiên Chúa, Đấng đã tạo nên Bạn, ban cho Bạn sự sống và muốn có một tương giao, nối kết với Bạn.

Khi đến với con người trên trên trần gian nầy, Chúa Giê-xu đã đem đến cho nhân loại một sứ điệp tương tự. Với sứ điệp nầy, một số người yên lặng, lắng nghe và tiếp nhận. Một số khác khước từ hay bỏ ngoài tai. Nhưng tôi ước mong Bạn sẽ lắng nghe, vì đây thật là sứ điệp quan trọng và cần thiết cho Bạn trong cõi đời nầy và cả cõi đời sau. Khi Chúa Giê-xu bắt đầu chương trình giảng dạy của Ngài trên trần gian, Chúa phán:

Thời kỳ đã mãn và triều đại Thiên Chúa đã đến gần, anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng (Phúc Âm Mác 1:15)

Có bốn điều trong thông điệp nầy:

1. Yếu tố thời gian

Nói đúng hơn là thời điểm. Chúa Giê-xu phán: “Thời kỳ đã mãn.” Thời kỳ đã mãn nói đến thời điểm trong chương trình của Thiên Chúa đã đến. Thì giờ hay thời gian là điều quan trọng và cần thiết trong đời sống, tuy nhiên thời điểm là điều quan trọng hơn. Các vị vua ngày xưa luôn luôn nói đến ba yếu tố trong việc trị nước là thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Có địa lợi và nhân hòa mà không đúng thời điểm hay nói đúng hơn, Trời không cho thì cũng không được.

Read more: Thông Điệp Phúc Âm

 

Vấn Đề Phá Thai

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Quý vị có biết rằng mỗi năm trên thế giới có 46 triệu em bé vô tội bị giết không? Tính ra mỗi ngày có 126 ngàn em bé bị giết chết từ trong trứng nước. Mỗi ngày 126 ngàn, nghĩa là mỗi giờ đồng hồ có hơn 5 ngàn em bé bị giết hay nói cách cụ thể hơn, khi quý vị nghe xong 30 phút chương trình Phát Thanh Tin Lành hôm nay là đã có thêm hơn hai ngàn em bé bị mẹ loại bỏ! Những người làm thống kê nói rằng phá thai là công tác các bác sĩ trên thế giới thực hiện nhiều hơn tất cả những công tác khác!

Trong Giới Răn Thứ Sáu Đức Chúa Trời phán: "Ngươi chớ giết người." Mạng lệnh này đưa đến nhiều câu hỏi như: Cầm súng ra trận hay áp dụng bản án tử hình có phải là giết người không? Tự tử có phạm Giới Răn Thứ Sáu không? Chúng tôi đã trả lời những câu hỏi này và hôm nay xin bàn đến một câu hỏi khác rất gần với chúng ta. Câu hỏi đó là, Phá thai có vi phạm giới răn của Chúa không? Phá thai có phải là giết người không?

Những người tranh đấu cho vấn đề phá thai nói rằng phá thai không phải là giết người vì cái bào thai chưa phải là người. Họ nói rằng khi nào một đứa bé sinh ra, cất tiếng khóc chào đời mới kể đó là một người. Để biết phá thai có phải là giết người hay không, chúng ta cần xác định cái bào thai trong bụng mẹ có phải là con người hay không. Nói một cách khác, chúng ta cần biết rõ đời sống của một người bắt đầu từ khi nào. Để biết điều này, chúng ta cần tìm đến với Kinh Thánh, vì Kinh Thánh là tiêu chuẩn Thiên Chúa ban để chúng ta theo đó mà sống trong đường ngay lẽ phải. Dưới sự hướng dẫn của Chúa, thi sĩ Đa-vít viết như sau

Chính Chúa nắn nên tâm thần tôi, dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi. Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng. Công việc Chúa thật lạ lùng, lòng tôi biết rõ lắm. Khi tôi được dựng nên trong nơi kín, chịu nắn nên cách xảo tại nơi thấp của đất, thì các xương cốt tôi không giấu được Chúa. Mắt Chúa đã thấy thể chất vô hình của tôi; số các ngày định cho tôi, đã biên vào sổ Chúa trước khi chưa có một ngày trong các ngày ấy (Thánh Vịnh 139:13-16)

Read more: Vấn Đề Phá Thai

 

World Cup 2014 - Bài 2

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Quý vị có theo dõi những trận banh trong giải túc cầu thế giới đang diễn ra tại Brazil trong những ngày vừa qua không? Đây là những tuần lễ mà hàng tỉ người trên thế giới theo dõi các trận banh nầy. Đang khi thế giới theo dõi các trận bóng đá thì chiến tranh vẫn tiếp diễn tại Iraq. Phải mà thế giới có thể ngồi lại với nhau tranh tài thể thao hay trình diễn âm nhạc thì đẹp biết bao! Thật ra, có thể nói, thể thao đã đem nhiều người lại gần nhau hơn bất cứ một giải pháp chính trị nào. Trong thế chiến thứ hai, có một năm hai phe đã ngưng chiến để đá bóng với nhau rồi sau đó tiếp tục đánh nhau. Thời tổng thống Nixon, môn bóng bàn đã được dùng để đem Trung Quốc và Hoa kỳ xích lại gần nhau. Thể thao đã trở thành chất xúc tác để tạo điều kiện cho hòa bình và thiện chí. Và chúng ta tự hỏi, tại sao con người lại không thể xích lại gần nhau như vậy trong những lĩnh vực khác? Hòa hợp trong tình người cần phải có một điểm chung nào đó. Bóng đá đã đem người ta lại gần nhau vì đây là môn thể thao phổ thông nhất thế giới. Do đó chúng ta thấy con người trên mọi lục địa đã có thể như nói với nhau cùng một ngôn ngữ. Thật ra, nhân loại còn nhiều điểm chung khác nhưng không biết hay đã xao lãng, bỏ qua mà trở nên xa lạ, hận thù. Một trong những điều chung của nhân loại là chúng ta có một người Cha chung. Tất cả chúng ta dù là ai, ở phương trời nào, mang màu da nào cũng đều là con của một người Cha trên trời. Người Cha đó là Thiên Chúa, là Đấng tạo Hóa, là Ông Trời. Một vị giáo sĩ tên là Don Richardson, sau nhiều năm phục vụ trong vùng Irian Jaya, đông bộ Indonesia và sau khi nghiên cứu về văn minh của nhiều bộ lạc cũng như nhiều dân tộc, ông nhận thấy rằng, dù là giống dân nào, bán khai hay văn minh, tất cả đều có ý thức về Đấng Tạo Hóa dưới những hình thức khác nhau, từ việc thờ tự, đến ngôn ngữ hay tập tục. Người Việt chúng ta cũng vậy. Trong ngôn ngữ, chúng ta nhắc đến Ông Trời với ý thức về Đấng Tối Cao đã tạo dựng muôn loài. Trong việc thờ tự, người ta thờ Ông Thiên và các vị vua chúa cũng có những lễ lạc như Tế Nam Giao, bày tỏ lòng biết ơn Trời.

Ngày xưa, khi rao truyền Phúc Âm cho dân chúng tại Athens, Hi-lạp, sứ đồ Phao-lô cho biết, Chúng ta là dòng giống của Đức Chúa Trời. Điểm chung của nhân loại vì vậy là chúng ta có cùng một nguồn gốc. Tất cả chúng ta đều do Đức Chúa Trời tạo dựng. Nhưng có một điểm chung khác cũng quan trọng không kém, đó là loài người, dù được Đức Chúa Trời tạo dựng, đã không tôn thờ Đức Chúa Trời như điều đáng phải làm. Trái lại, con người đã phản loạn, tôn thờ tạo vật thay cho Tạo Hóa. Điểm chung khác của nhân loại vì vậy là tất cả nhân loại đều có tội. Thánh Kinh dạy, Mọi người đều đã phạm tội. Vì phạm tội, con người phải chịu hình phạt và hình phạt đó là sự chết. Đây là sự chết tâm linh, mô tả tình trạng con người bị phân cách với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là nguồn sống. Bị phân cách với nguồn sống, con người sống trong đau đớn, tuyệt vọng. Chẳng những thế, con người cũng sống trong bóng tối của tội lỗi, bóng tối đó khiến cho con người lầm lạc, suy nghĩ và hành động sai lầm mà vẫn cho là mình đúng.

Read more: World Cup 2014 - Bài 2

 

Mẹ Chồng và Nàng Dâu - Bài 14

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Cảm tạ Chúa cho chúng tôi lại được đến với quý vị qua Câu Chuyện Gia Đình của chương trình Phát Thanh Tin Lành hôm nay. Trong thời gian gần đây, chúng tôi có trình bày loạt bài "Mẹ Chồng Nàng Dâu", để kết thúc đề tài này, hôm nay chúng tôi xin trình bày về một quan hệ mẹ chồng nàng dâu tốt đẹp được ghi lại trong Thánh Kinh Cựu Ước, trong một sách gọi là sách Ru-tơ. Sách Ru-tơ ghi lại câu chuyện về bà Na-ô-mi và hai người con dâu.

Qua câu chuyện này chúng ta được biết, vì quê hương bị nạn đói, vợ chồng bà Na-ô-mi đến vùng Mô-áp lánh nạn. Đến đó một thời gian thì chồng bà qua đời, để lại bà và hai người con trai. Sau đó hai người con trai lấy vợ. Nhưng mười năm sau hai người con trai đó cũng chết, để lại bà Na-ô-mi và hai người con dâu, tức là trong gia đình có ba người đàn bà không chồng không con. Sau đó, bà Na-ô-mi nghe tin quê hương đã qua nạn đói nên bà định đem hai người con dâu trở về. Nhưng khi đi dọc đường, bà đổi ý và nói với hai nàng: "Mỗi con hãy trở về nhà cha mẹ mình đi, cầu xin Chúa lấy ơn đãi hai con như hai con đã đãi các người chết của chúng ta và đã đãi chính mình ta! Nguyện Chúa ban cho hai con được bình yên nơi nhà chồng mới! Rồi bà ôm hôn hai nàng, còn hai nàng khóc và nói: chúng con sẽ đi với mẹ đến quê hương của mẹ" (Ru-tơ 1:8-10). Cuối cùng một người con dâu vâng lời, hôn từ biệt bà trở về nhà cha mẹ, còn người kia quyết tâm đi theo bà. Chi tiết này cho thấy bà Na-ô-mi và hai người con dâu có mối quan hệ thật tốt đẹp. Tuy là mẹ chồng nàng dâu nhưng giữa họ có một tình thương yêu đậm đà. Nếu phân tích câu chuyện, chúng ta thấy bà Na-ô-mi và hai người con dâu yêu thương nhau là vì những lý do sau đây:

1. Bà Na-ô-mi đối xử với con dâu bằng tình thương yêu chân thật

Hành động và lời nói của bà Na-ô-mi cho thấy điều đó. Bà có quyền đem hai người con dâu trở về quê hương để hầu hạ chăm sóc bà trong tuổi già cô đơn, vì hai nàng thuộc quyền sở hữu của bà, bà cần hai nàng vì bà không còn ai khác. Nhưng bà quyết định cho hai nàng tự do và bảo trở về nhà cha mẹ. Không những thế, bà còn khuyến khích hai nàng lấy chồng khác và cầu xin Chúa ban phước cho hai nàng trong gia đình mới. Bà không nói cách hờn giỗi hay cay đắng nhưng thật lòng mong muốn hai cô con dâu không phải sống cảnh góa bụa cô đơn như bà. Thánh Kinh ghi lời bà nói như sau: "Hỡi hai con gái ta, hãy trở về, đi với mẹ làm chi? Mẹ há còn những con trai trong lòng có thể làm chồng chúng con sao? Hỡi hai con gái ta, hãy trở về đi đi!"

Read more: Mẹ Chồng và Nàng Dâu - Bài 14

   

Page 38 of 50