Chín Người Kia Ðâu?

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

"Thiểu số phục tùng đa số" là điều tự nhiên nhưng cũng có những trường hợp đa số nên phục tùng thiểu số, câu chuyện Phúc Âm hôm nay sẽ cho chúng ta thấy điều đó. Câu chuyện được ghi trong Phúc Âm Lu-ca như sau:

Trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Ðức Giê-su đi qua biên giới giữa hai miền Sa-ma-ri-a và Ga-li-lê. Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa và kêu lớn tiếng: Lạy Thầy Giê-su, xin dủ lòng thương chúng tôi! Thấy vậy, Ðức Giê-su bảo họ: Hãy đi trình diện với các tư tế. Ðang khi đi thì họ đã được sạch. Một người trong bọn, thấy mặt được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Ðức Giê-su mà tạ ơn. Anh ta lại là người Sa-ma-ri. Ðức Giê-su mới nói: Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này? Rồi Người nói với anh ta: Ðứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh (Phúc Âm Lu-ca 17:11-19).

Ðó là câu chuyện Ða Số Phục Tùng Thiểu Số. Ða số là 9 người được chữa lành nhưng đã không quay lại tạ ơn, còn thiểu số là người Sa-ma-ri khi biết đã được lành thì quay lại tạ ơn. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn xem chân dung của một người biết ơn trước khi xem tại sao đa số lại phải phục tùng thiểu số. Câu chuyện nầy cho thấy người biết ơn trước hết là một người cần ơn Chúa. Câu chuyện nói đến 10 người phung hủi cần Chúa chữa lành. Phung hủi hay Hansen là một chứng bệnh ghê sợ, người mắc bệnh bị mọi người xa lánh. Trong khung cảnh của xã hội Do-thái, người mắc chứng phung hủi chẳng những là một người bệnh nhưng cũng bị coi là người bất khiết, không được sống trong cộng đồng. Ði đâu người đó cũng phải la lớn: Ô uế để mọi người biết mà tránh. Những người trong hoàn cảnh đó chỉ có thể sống bằng sự thương hại của người khác và chính vì vậy họ kêu đến Chúa với câu: Lạy Thầy Giê-su, xin dủ lòng thương chúng tôi! Chữ Thầy trong trường hợp nầy mô tả một người ở trong tư thế và thẩm quyền có thể cứu giúp người khác.

Read more: Chín Người Kia Ðâu?

 

Ðặc Ðiểm của Một Gia Ðình Vững Mạnh - Bài 5

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Vào ngày 5 tháng Giêng năm 2002, một em trai 15 tuổi lái một chiếc máy bay nhỏ đâm vào tòa nhà cao 42 tầng của Bank of America tại Tampa, Florida. Người ta tìm thấy trong túi áo em này một mảnh giấy nói rằng em ủng hộ tên đầu não khủng bố Bin Laden. Người chung quanh nói rằng em Charles Bishop hiền lành nhưng có vẻ buồn, cô đơn và không có bạn. Khi điều tra thêm thì được biết em sống với mẹ và chỉ mới dọn đến nơi em đang ở khoảng ba tháng nay. Biến cố này nhắc chúng ta nhớ lại em Andy Williams, em thiếu niên 13 tuổi, đem súng vào trường bắn chết một số người vào khoảng tháng Ba năm 2001. Em Williams cũng ở trong hoàn cảnh tương tự như em Bishop nói trên. Hai em đều cô đơn, không có bạn, sống trong cảnh gia đình đổ vỡ và đời sống không ổn định. Những điều này khiến chúng ta cần nhìn lại những yếu tố cần thiết để xây dựng một gia đình vững mạnh và giúp cho con cái trở nên người trưởng thành về mặt tinh thần, tình cảm và tâm linh. Năm yếu tố quan trọng đó là:

  • Trong gia đình có tình yêu thương
  • Cha mẹ áp dụng kỷ luật
  • Đời sống ổn định, không có nhiều thay đổi
  • Cha mẹ làm gương cho con
  • Có người cha thật sự làm chủ, lãnh đạo gia đình

Read more: Ðặc Ðiểm của Một Gia Ðình Vững Mạnh - Bài 5

 

Ðặc Ðiểm của Một Gia Ðình Vững Mạnh - Bài 4

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Trong các tuần qua chúng tôi đã nói về ba yếu tố quan trọng cần có để đào tạo nên những đứa con trưởng thành về mặt tinh thần, tình cảm và tâm linh. Ba yếu tố đó là: tình thương, kỷ luật và đời sống ổn định. Hôm nay chúng tôi sẽ trình bày tiếp về những yếu tố cần thiết để đào tạo nên những đứa con trưởng thành.

4. Cha mẹ làm gương cho con

Yếu tố thứ tư giúp đào tạo nên những đứa con trưởng thành là cha mẹ làm gương cho con. Có bao giờ quý vị gọi điện thoại cho bạn, con của người bạn trả lời mà quý vị tưởng đó là bạn mình không? Và rồi quý vị nói: "Ồ sao cháu nói tiếng giống mẹ cháu quá hay giống bố cháu quá!" Con cái không những có giọng nói giống cha mẹ nhưng cách nói, cách đi đứng, ăn uống, nhiều khi cách làm việc và cách cư xử cũng giống cha mẹ. Vì sao vậy? Vì là con, các em có cái gene của cha mẹ trong người nhưng cũng vì các em bắt chước những gì các em thấy nơi cha mẹ. Trong tuổi nào con cái cũng học bằng cách bắt chước những gì cha mẹ làm nhiều hơn là vâng theo những gì cha mẹ dạy bảo. Làm gương cho con trong đời sống đức tin cũng như trong cách ứng xử với người chung quanh vì thế là điều vô cùng quan trọng. Nếu chúng ta thương con, áp dụng kỷ luật nghiêm khắc với con nhưng đời sống chúng ta không là gương tốt cho con noi theo, các em khó có thể trở thành người tốt như chúng ta mong muốn. Có người đã nói, "nếu muốn con cái đi đến đâu, chính cha mẹ phải đi đến đó." "Nếu muốn con cái là người thế nào, cha mẹ phải là người như vậy." Nói cách đơn giản là, nếu chúng ta muốn con trưởng thành, chính chúng ta phải trưởng thành. Nếu muốn con là người chân thật, siêng năng và biết nghĩ đến người khác, cha mẹ phải chân thật, siêng năng và biết quan tâm đến phúc lợi của người khác để con nhìn thấy và bắt chước.

Read more: Ðặc Ðiểm của Một Gia Ðình Vững Mạnh - Bài 4

 

Ðặc Ðiểm của Một Gia Ðình Vững Mạnh - Bài 3

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Thúy là một cô bé hoạt bát vui tính, năm 14 tuổi em bắt đầu vào trung học. Vì vui tính Thúy có nhiều bạn và các bạn hay rủ em đi chơi, đi party, nhưng Thúy thường phải từ chối lời mời của bạn vì cha mẹ không cho em đi chơi hay dự party ở nhà người lạ. Thúy giận cha mẹ và xấu hổ với bạn. Em nghĩ sao cha mẹ mình quá xưa và quá khó, không cởi mở những cha mẹ khác. Em cũng xấu hổ vì bị bạn chê là nhát, là tùy thuộc cha mẹ quá nhiều. Nhưng mười hai năm sau, bây giờ là người hướng dẫn thiếu niên trong nhà thờ, Thúy tâm sự với các em như sau: “Mười mấy năm trước chị cũng là một thiếu niên như các em. Chị muốn được tự do đi chơi, tới nhà bạn ngủ lại đêm, đi những party bạn mời nhưng cha mẹ không cho. Chị giận cha mẹ, nghĩ là cha mẹ quá nghiêm khắc, không muốn con vui với bạn bè. Nhưng bây giờ nghĩ lại chị cảm tạ Chúa cho chị có một người cha người mẹ vì yêu thương đã không ngại áp dụng kỷ luật để uốn nắn chị nên người. Chính nhờ sự nghiêm khắc của cha mẹ mà chị đã tránh được bao nhiêu nguy hiểm. Những party mà chị không được dự có chỗ người ta dùng rượu, cần sa ma túy. Trong số những bạn được tự do vui chơi có nhiều người không học đến đại học, có người vì lầm lỡ phải phá thai; chị cũng có những người bạn mới 17, 18 tuổi phải nghỉ học ở nhà nuôi con vì lỡ có con với người yêu. Hồi đó chị thường năn nỉ cha mẹ đi chơi, năn nỉ không được thì buồn khóc nhưng cha mẹ chị vẫn không đổi ý. Nếu cha mẹ các em không cho các em muốn đi đâu thì đi, làm gì thì làm, đó là điều tốt cho các em, bây giờ các em không hiểu nhưng mai kia các em sẽ hiểu và sẽ cảm ơn cha mẹ.”

Kính thưa quý vị, nếu trong gia đình chúng ta còn những đứa con nhỏ, cần được hướng dẫn, sửa dạy, chúng ta cần nghĩ lại xem, với cách dạy con của chúng ta hôm nay, mai kia khi khôn lớn và hiểu biết, con cái chúng ta sẽ cảm ơn cha mẹ hay sẽ buồn vì cha mẹ đã quá dễ dãi với các em.

Read more: Ðặc Ðiểm của Một Gia Ðình Vững Mạnh - Bài 3

   

Page 33 of 50