Mẹ Chồng và Nàng Dâu - Bài 13

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Có hai ông bà cụ kia, sau gần mười năm chờ đợi đã được đoàn tụ với con tại Mỹ. Trong thời gian chuẩn bị, ông bà nôn nao, sung sướng, trông cho mau đến ngày được gặp lại đứa con trai duy nhất sau bao nhiêu năm xa cách. Nhưng khi gặp lại con và sống với vợ chồng con khoảng một tháng, ông bà cụ muốn trở về Việt Nam. Lý do là vì đứa con trai bây giờ đã có vợ và sau mười năm sống xa cha mẹ anh hầu như không còn tình thương đối với cha mẹ. Ông bà cụ ở trong nhà con mà lúc nào cũng sợ sệt, không dám làm gì cả. Bàn ghế, đồ đạc trong nhà quá sang trọng, ông bà không dám đụng đến; các máy móc thì quá to lớn và tân tiến, ông bà không dám sử dụng. Người con dâu mỗi ngày dặn ông bà cụ lấy thức ăn có sẵn trong tủ lạnh hâm lại chứ đừng nấu, sợ nấu nước mắm, hành tỏi hôi nhà. Đã vậy, mỗi tuần ông bà cụ còn phải tắm cho con chó của hai vợ chồng. Tắm rồi, phải giữ nó ngoài sân mấy tiếng đồng hồ, sợ làm ướt thảm, v.v... Ông bà cụ thương con và là người hiểu biết, sống chung với con nhưng không làm chủ gia đình con. Thấy vợ chồng con ngày nào cũng đi từ sáng sớm đến chiều tối mới về, ông bà sẵn sàng làm những việc vặt vãnh trong nhà để giúp con. Ông bà cụ cẩn thận để không làm phiền con, nhưng sau một thời gian, cả con dâu lẫn con trai đều có vẻ không vui về sự có mặt của ông bà. Cuối cùng, ông bà cụ đã quay trở về quê hương.

Thưa quý vị, đây là điều xảy ra khi những người con có gia đình không đối xử tốt đẹp với các bậc sinh thành. Ngược lại, cũng không thiếu những trường hợp cha mẹ không ứng xử phải lẽ với những đứa con đã khôn lớn và đã có gia đình riêng, vì thế đôi bên không có mối quan hệ tốt đẹp.

Read more: Mẹ Chồng và Nàng Dâu - Bài 13

 

World Cup 2014

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Giải bóng đá thế giới World Cup năm nay diễn ra tại Brazil, Nam Mỹ và đã được hàng tỉ người trên thế giới theo dõi từ ngày 12 tháng 6 vừa qua. Dựa trên kinh nghiệm về giải túc cầu thế giới trong những năm trước, người ta dự đoán rằng sẽ có những người bỏ ăn bỏ ngủ để theo dõi các trận đấu nầy vì giờ giấc khác nhau ở mỗi địa phương. Túc cầu đã trở thành đam mê của cá nhân và danh dự của đất nước cho hàng tỉ người trên thế giới. Cũng giống như bao nhiêu bộ môn thể thao khác, túc cầu hay đá banh chỉ có một mục tiêu mà thôi, đó là làm thế nào để banh lọt vào “gôn” hay khung thành, Chữ “gôn” như chúng ta đều biết nghĩa là mục hay điểm chúng ta nhắm vào để đạt đến. Dù là một cuộc chạy đua hay một cuộc hành trình, một việc làm hay một cuộc tranh tài thể thao, người tham dự phải có một mục đích, nếu không thì những gì ta làm không mang một ý nghĩa nào cả.

Một cuộc tranh tài thể thao, một trận bóng đá còn cần phải có mục tiêu để đạt đến, nhưng còn đời sống chúng ta thì sao? Chúng ta sống có mục đích không và làm gì để đạt đến mục đích đó? Thánh Kinh thường dùng hình ảnh lực sĩ trong một trận tranh tài để so sánh với đời người. Thánh Kinh dạy:

Vì chúng ta được nhiều người chứng kiến như một đám mây lớn bao quanh, chúng ta hãy cất bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi đang vương vấn chúng ta mà kiên trì chạy xong cuộc đua đã dành cho chúng ta. Hãy nhìn chăm vào Đức Chúa Giê-xu là Đấng Khởi Xướng và là Đấng Hoàn Thành đức tin của chúng ta (Thư Hê-bơ-rơ 12:1-2)

Read more: World Cup 2014

 

Hạt Cải và Men

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Có thể nói một trong những kỳ quan của thế giới nằm ngay tại tiểu bang California. Tôi muốn nói về những rừng gỗ đỏ (redwood) tại miền Bắc California. Redwood có hai loại: một loại có thân thật to gọi là sequoia và một loại khác, thân không to nhưng cao vút. Bước vào một rừng redwood, Bạn sẽ thấy cả một công trình vĩ đại của Thiên Chúa. Nhưng Bạn có biết những rừng redwood vĩ đại đó bắt đầu từ đâu không? Dĩ nhiên là từ những cây nhỏ và những cây nhỏ nầy bắt đầu từ những hột nhỏ hơn nữa. Cầm trong tay một hột cây thông hay cây bách, ta khó có thể ngờ rằng từ một giống nhỏ bé có thể thành những thân cây vĩ đại như vậy. Ðể dạy chúng ta về một bắt đầu nhỏ nhưng kết cuộc vĩ đại, Chúa Giê-xu đã dùng hai hình ảnh: hình ảnh hột giống và hình ảnh men để làm bánh. Thánh Kinh ghi lại những lời dạy của Chúa Cứu Thế như sau:

Ngài lấy ví dụ khác mà phán rằng: Nước thiên đàng giống như một hột cải mà người kia lấy gieo trong ruộng mình; hột ấy thật nhỏ hơn cả các giống khác, song khi đã mọc lên, thì lớn hơn các thứ rau, và trở nên cây cối, cho đến nỗi chim trời tới làm ổ trên nhành nó được. Ngài lấy ví dụ khác nữa mà phán rằng: Nước thiên đàng giống như men mà người đờn bà kia lấy trộn vào trong ba đấu bột, cho đến chừng nào bột dậy cả lên (Phúc Âm Ma-thi-ơ 13:31-33).

Read more: Hạt Cải và Men

 

Mẹ Chồng và Nàng Dâu - Bài 12

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Có một bà mẹ kia có đông con nhưng bà thương đứa con trai út hơn hết, vì trước khi đứa con sinh ra, chồng bà qua đời một cách đột ngột, để lại cho bà bao nhiêu thương tiếc, còn đứa con không bao giờ được biết mặt cha. Từ đó, đứa con trai út là nguồn an ủi cho bà. Không những là người bù đắp cho bà tình thương của chồng nhưng cũng là niềm hãnh diện của bà vì cậu ngoan ngoãn, học giỏi, và luôn luôn vâng lời mẹ. Bà xem con như là lẽ sống, là một phần của cuộc đời mình. Thời gian trôi qua, cậu con út khôn lớn và có người yêu, bà mẹ buồn lắm nhưng biết đây là điều phải đến, cũng là điều bà phải chấp nhận nên bà vui vẻ lo việc cưới hỏi cho con. Sau đám cưới, bà mẹ sống chung với vợ chồng con và tiếp tục chăm sóc cho con tất cả mọi sự. Dưới mắt người chung quanh, chàng thanh niên này là một người đã khôn lớn, có gia đình riêng, có nghề nghiệp tốt, và có chỗ đứng trong xã hội. Nhưng đối với mẹ anh, anh vẫn chỉ là đứa con trai cưng bé bỏng cần được mẹ chăm sóc. Vợ anh không được tự do lo cho chồng nhưng phải làm theo mọi điều bà dặn bảo. Mỗi khi bà làm những điều hơi quá đáng, chẳng hạn như đoán bệnh cho anh rồi mua thuốc bắt anh uống, hoặc mua quần áo cho anh, buộc anh phải mặc, vợ anh không đồng ý, và nói: "Mẹ ơi chắc nhà con không phải bị đau như vậy đâu hoặc: nhà con không thích những quần áo đó đâu!" thì bà nói: "Tôi sinh ra con tôi, nuôi nó từ nhỏ đến lớn, tôi phải biết nó hơn cô chứ!" Mỗi khi bà nói như thế, cô con dâu không thể làm gì khác hơn là vâng theo ý bà. Không những chăm sóc cho con từng miếng ăn thức uống, cái quần cái áo, bà mẹ này cũng muốn con quyết định mọi việc theo ý bà. Mỗi khi có chuyện cần giải quyết, người con trai phải hỏi ý mẹ và làm theo ý mẹ chứ không dám bàn với vợ. Thưa quý thính giả, đây là hình ảnh tiêu biểu của một người mẹ không muốn cho con lìa khỏi mình để tự lập, và gia đình này không sớm thì muộn sẽ có nhiều nan đề.

Trong Câu Chuyện Gia Đình kỳ trước, chúng tôi có trình bày ba nguyên tắc cha mẹ cần áp dụng trong mối quan hệ với con, để khi con cái đã trưởng thành và có gia đình riêng, có thể lìa khỏi sự ràng buộc của cha mẹ một cách nhẹ nhàng. Những nguyên tắc đó là: (1) Cha mẹ thay đổi từ vai trò bậc thầy, khuyên bảo chỉ dạy con đến chỗ sẵn sàng học hỏi những điều mới lạ nơi con. (2) Thay đổi từ vai trò nắm quyền trên đời sống con sang vai trò làm người hướng dẫn và cố vấn cho con. (3) Thay đổi từ chỗ khuyên dạy con đến chỗ trao đổi ý kiến với con. Trong Câu Chuyện Gia Đình kỳ trước, chúng tôi đã trình bày điểm đầu tiên là thay đổi từ vai trò bậc thầy dạy bảo con đến chỗ sẵn sàng học hỏi nơi con nên hôm nay xin trình bày hai điểm còn lại sau đây:

Read more: Mẹ Chồng và Nàng Dâu - Bài 12

   

Page 39 of 50