Sống Sung Mãn

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Có bao giờ quý vị đặt câu hỏi sứ mạng của mình trên đời nầy là gì không? Đây là một câu hỏi rất quan trọng vì nó xác định cho chúng ta về mục đích của đời sống. Chúng ta sinh ra không phải chỉ để sinh tồn. Nghĩa là chỉ hiện hữu trên cõi đời, làm việc, hưởng thụ hay chịu đau khổ rồi qua đi như cây cỏ. Đời sống con người chắc chắn là phải có mục đích cao hơn những điều bình thường và tầm thường đó. Chúa Cứu Thế Giê-xu khi đến trần gian. Ngài cho thấy Ngài đến với một mục đích của đời sống chúng ta. Hai câu Kinh Thánh cho chúng ta thấy mục đích của cuộc đời Chúa Giê-xu là:

1. Chúa Giê-xu phán:

Ta đã đến hầu cho chiên được sống và được sống sung mãn (Phúc Âm Giăng 10:10)

Mục đích đầu tiên của Chúa Giê-xu khi đến trần gian là đem sự sống đến cho nhân loại. Dĩ nhiên nhân loại vẫn sống nhưng  Chúa Giê-xu đã đến để đem cho chúng ta sự sống thật. Như đã nói, sống không phải chỉ là hiện hữu, chỉ có mặt trên thế giới nầy, nhưng sống thật là biết mình sống để làm gì? Cho mục đích nào. Con người đã được tạo dựng theo ảnh tượng của Thiên Chúa để sống làm rạng danh Chúa, để tôn thờ Ngài. Nhưng con người chúng ta đã sống sai với mục đích đó. Con người từ cổ chí kim đã lầm đường lạc lối, đã xa lìa Đấng Tạo Hóa nên đã đánh mất mục đích của đời sống. Thánh Kinh mô tả hình ảnh về đời sống của con người như sau:

Read more: Sống Sung Mãn

 

Cơn Đau Chuyển Dạ

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Hai danh từ chúng ta nghe hầu như mỗi ngày trong các bản tin gần đây là Ebola và ISIS. Cả hai đều đem lại hãi hùng và lo sợ cho người nghe. Ebolanói đến bệnh dịch dễ lây lan và chưa có thuốc chữa đã làm cho hàng ngàn người chết tại Tây Phi và ISIS nói đến lực lượng Hồi giáo với những giết chóc tàn bạo mà Hoa Kỳ và đồng minh chưa biết làm thế nào để ngăn chận. Chiến tranh và bệnh dịch là hai điều Kinh Thánh đã nhắc đến hai ngàn năm qua trong sách cuối cùng của Kinh Thánh là sách Khải Huyền như sau:

Tôi nhìn xem khi Chiên Con mở ấn thứ nhất trong bảy ấn và tôi nghe một trong bốn sinh vật nói tiếng như sấm rằng: “Hãy đến!” Tôi nhìn xem, kìa là một con ngựa trắng. Người cưỡi ngựa có một cây cung và được ban cho một mão triều thiên. Người đi ra như một người chinh phục và chiến thắng. Khi Chiên Con mở ấn thứ nhì, tôi nghe sinh vật thứ nhì nói rằng: “Hãy đến!” Một con ngựa khác màu hồng hiện ra. Người cưỡi ngựa được quyền cất sự hòa bình khỏi mặt đất để người ta giết hại lẫn nhau; người cũng được ban cho một thanh gươm lớn. Khi Chiên Con mở ấn thứ ba, tôi nghe sinh vật thứ ba bảo: “Hãy đến!” Tôi nhìn xem, kìa là một con ngựa ô. Người cưỡi ngựa tay cầm chiếc cân. Tôi nghe dường như có tiếng ở giữa bốn sinh vật nói rằng: “Một đơ-ni-êmột đấu lúa mì; một đơ-ni-ê ba đấu lúa mạch; nhưng dầu và rượu thì chớ động đến.” Khi Chiên Con mở ấn thứ tư, tôi nghe sinh vật thứ tư nói: “Hãy đến!” 8 Tôi nhìn xem, kìa là một con ngựa xanh xám. Người cưỡi ngựa tên là Sự Chết, và Âm phủtheo sau nó. Họ được quyền trên một phần tư đất để giết bằng gươm giáo, dịch bệnh và các thú dữ trên đất (Khải Huyền 6:1-8)

Read more: Cơn Đau Chuyển Dạ

 

Kẻ Trộm

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

Trong câu chuyện Phúc Âm lần trước, khi nói về ngày quang lâm của Chúa Giê-xu, chúng tôi có nói rằng ngày Chúa trở lại giống như kẻ trộm đến lúc ban đêm và sự so sánh nầy có thể đã làm cho một số người không đồng ý hay hiểu lầm. Hôm nay chúng tôi xin được nói rõ hơn về vấn đề nầy.

Trước hết, đây là hình ảnh hay sự so sánh chính Chúa Giê-xu đã dùng và chúng tôi chỉ trích lại lời dạy của Chúa. Phúc Âm Ma-thi-ơ ghi lời Chúa phán như sau: "Hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày nào Chúa mình sẽ đến. Hãy biết rõ, nếu người chủ nhà đã hay canh nào kẻ trộm sẽ đến, thì tỉnh thức, không để cho đào ngạch nhà mình. Vậy thì các ngươi cũng hãy chực cho sẵn, vì Con Người sẽ đến trong giờ các ngươi không ngờ" (Phúc Âm Ma-thi-ơ 24:42-44).

Chúa Giê-xu dạy những lời nầy trong bối cảnh ngày Chúa trở lại. Chúa bảo mọi người hãy thức tỉnh vì chúng ta không biết ngày nào Chúa sẽ tái lâm. Và rồi Chúa dùng hình ảnh người ăn trộm để làm sáng tỏ vấn đề. Chúa phán: "Hãy biết rõ, nếu người chủ nhà đã hay canh nào kẻ trộm sẽ đến, thì tỉnh thức, không để cho đào ngạch nhà mình." Chúa có ý nói rằng, chúng ta phải coi việc Chúa trở lại là một vấn đề vô cùng quan trọng, vấn đề sống còn của chúng ta. Một người không muốn bị mất của cải, thức canh không để cho trộm đào ngạch nhà mình thể nào, thì chúng ta cũng phải trông chờ ngày Chúa trở lại với một thái độ tương tự. Chúa không nói Chúa là kẻ trộm nhưng Chúa nói ngày Chúa trở lại giống như kẻ trộm và điểm nhấn mạnh là thái độ thức tỉnh của chúng ta để tránh hiểm nguy, mất mát. Thái độ trông chờ ngày Chúa trở lại của chúng ta phải giống như thái độ của người sợ ăn trộm tức là phải đề cao cảnh giác, thức tỉnh, nếu không, hiểm nguy và mất mát lớn sẽ xảy ra.

Read more: Kẻ Trộm

 

Bình An Thật

Attention: open in a new window. PDFPrintE-mail

11 tháng 9 năm nay đánh dấu 13 năm kể từ ngày có biến cố 9-1-1 do khủng bố gây ra làm sụp đổ hoàn toàn hai tòa nhà của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới và một phần của Ngũ Giác Đài. Ảnh hưởng của khủng bố vẫn còn đến hôm nay mỗi khi vận chuyển bằng phi cơ, hành khách phải qua những trạm kiểm soát dài, đề phòng việc cướp máy bay như đã xảy ra trong ngày 11 tháng 9, 13 năm trước. Những trạm kiểm soát nầy cho mọi người thấy rằng an ninh, an toàn là điều vô cùng cần thiết. Tuy vậy, chúng ta cũng biết rằng, được khám xét kỹ càng cũng không nhất thiết bảo đảm an toàn cho hành khách các chuyến bay. Vụ hai chiếc máy bay của Malaysia Airlines bị mất tích và bị bắn rơi trong năm nay là bằng chứng rõ ràng trong việc thiếu an toàn đó.

Chẳng những hành khách máy bay thấy không được an toàn nhưng hầu như mỗi khía cạnh của đời sống ở mọi nơi trên thế giới đều thiếu an ninh. Từ chiến tranh ở Trung Đông, ở Ukraine, đến tình hình bất ổn ở Đông Á và nhiều nơi khác trên thế giới, con người hầu như không ai có thể sống yên ổn và hài hòa với nhau. Vì tình hình bất ổn đó mà cá nhân mỗi người cũng sống trong xao xuyến, lo sợ, không biết điều gì sẽ xảy ra cho mình dù chỉ ở một chỗ, không di chuyển hay làm điều gì khác.

Bình an trong tâm hồn là điều cần thiết nhất cho đời sống con người và nhiều người đã cố đi tìm bình an đó cho mình trong những phương tiện, những đường lối khác nhau. Nhưng thật sự an bình là điều con người khó có thể tìm thấy được. Chúa Cứu Thế Giê-xu trước khi chịu đóng đinh trên thập giá đã phán với các môn đệ của Ngài những lời sau. Chúa phán:

Read more: Bình An Thật

   

Page 35 of 50